Du lịch

Những món ăn kinh dị trên thế giới thách thức sự can đảm của thực khách

Rết nướng, súp dơi nấu hoa quả, ốc sên nấu chín… chỉ nghe tên đã thấy sợ và từ ngoại hình cho đến hương vị, tất cả đều biến thành thử thách "khó nhằn" đối với không ít thực khách.

Rết nướng (Trung Quốc):

Tại một khu chợ đêm ở Trung Quốc, món rết xiên que nướng trên than hoa, có vị cay hơi đắng, được dùng với muối và hạt tiêu được bày bán như một món ăn đặc sản tại khu chợ này. Món rết này có vị hơi đắng nhưng vì được kết hợp với muối, hạt tiêu nên hương vị sẽ vô cùng đặc biệt.

Món rết nướng.

Theo y học, rết có tác dụng a đau nhức, giải độc rắn, trị sang nhọt, chữa hàn nhiệt. Tuy khá dinh dưỡng nhưng đối với nhiều người, việc trực tiếp cho vào miệng một món ăn “kinh hoàng” với hàng chục cái chân như thế này dường như là điều vô cùng khó khăn.

Nhện chiên (Campuchia):

Những con nhện này được người dân Campichia nuôi dưỡng như những gia súc thông thường. Giống nhện này là Tarantula vô hại với kích thước chiều dài khoảng 20cm.

Món nhện chiên có hương vị khá đặc biệt.

Sau khi trưởng thành, những chú nhện này được trộn đều trong bột ngọt, đường, muối, tiêu, tỏi rồi chiên trong dầu cho đến khi vàng ngậy hoặc có thể tẩm bột trước khi thả vào dầu ăn. Nếu một lần được thưởng thức món ăn đặc biệt này của Campichia, thực khách sẽ cảm thấy hương vị đặc trưng, bùi, giòn tan như thịt cua chứ không có mùi hôi và ghê gớm như mọi người vẫn nghĩ tới.

Escargots - ốc sên (Pháp):

Đây là một trong những món đặc sản tinh tế và rất được ưa chuộng ở Pháp. Trong ẩm thực tại đây, ốc sên được làm sạch, lấy ra khỏi vỏ để chế biến (thường là nướng) rồi đặt lại vào vỏ với bơ và sốt để phục vụ thực khách. Cách phổ biến nhất là kết hợp ốc sên với bơ và tỏi, gà hoặc rượu vang.

Món Escargots có nhiều giá trị dinh dưỡng.

Bề ngoài, nhiều người cảm giác ghê sợ chú ốc sên này nên chắc chắn đây cũng là một món ăn thách thức đối với thực khách. Ốc sên có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, 15% protein trong khi chỉ có 2,4% chất béo và còn chữa được bệnh khớp, đau lưng…

Não khỉ tươi (Châu Phi - Châu Á):

Thú ăn não khỉ tươi được hình thành từ thời Từ Hi Thái Hậu, đời nhà Thanh Trung Hoa. Cũng là một bài thuốc truyền miệng nhiều đời để cải thiện khả năng giường chiếu của cánh mày râu và chứng tỏ bản lĩnh chịu chơi của mình.

Những người đã thưởng thức món này cho biết, mùi vị của nó cực kì kinh khủng, nó bao gồm vị tanh của máu và vị của xác thịt thối

Thế nhưng, y học đã chứng minh rằng, việc ăn não khỉ tươi dẫn đến bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm tương tự như loại virus gây bệnh bò điên và làm não chúng ta sẽ bị nhũn ra, gia tăng thêm nguy cơ ung thư máu, chứng sơ vữa động mạch dẫn tới trụy tim, tai biến mach máu não.

Nhiều người ăn món “kinh dị” này cho biết, mùi vị cực kì kinh khủng, nó bao gồm vị tanh của máu và vị của xác thịt thối.

Súp dơi nấu hoa quả (châu Á):

Theo nhiều người cho rằng, ăn súp dơi sẽ giúp cải thiện khả năng trong “chuyện ấy” thế nhưng, không phải ai cũng can đảm ăn món ăn này. Vẻ ngoài không mấy “ngon mắt” của nó khiến rất ít thực khách đủ can đảm động đũa.

Đây có thể là món ăn “kinh dị” nhất từ cả hình thức lẫn “nội dung” khiến ai nấy đều lắc đầu.

Toàn bộ quá trình để nấu một nồi súp dơi bao gồm rửa sạch dơi, bỏ vào nồi hầm, thêm chút rau củ, chờ chín và thưởng thức. Công đoạn làm lông của dơi được bỏ qua và bạn sẽ được thưởng thức dơi “nguyên con” bao gồm cả nội tạng. Theo nhiều người nhận xét, đây có thể là món ăn “kinh dị” nhất từ cả hình thức lẫn “nội dung” khiến ai nấy đều lắc đầu.

Pho mát giòi (Ý):

Pho mát giòi là loại pho mát truyền thống của vùng Sardinia, chắc chắn không phải dành cho người yếu tim. Để làm được món casu marzu này, những người dân nơi đây phải làm món pho mát Pecorino nổi tiếng trước và cho chúng lên men bởi loài ruồi Piophila.

Món pho mát này có những ấu trùng ruồi - giòi bò lúc nhúc.

Để làm pho mát Casu marzu, trước tiên phải làm pho mát Pecorino. Khi đã làm được Pecorino, người nông dân ngâm pho mát trong nước muối, hun khói, rồi để cho chín trong hầm ủ tại trung tâm Sardinia. Sau đó, bỏ một phần vỏ pho mát, đem phơi trong 2 đến 3 tháng để ruồi Piophila (loại ruồi khoái pho mát vùng Sardinia) đẻ trứng vào trong.

Sau khi trứng nở thành giòi, những con giòi bắt đầu ăn miếng pho mát. Enzim từ hệ thống tiêu hóa của con giòi phá vỡ lượng chất mỡ của miếng pho mát và đẩy nhanh tiến trình lên men. Miếng pho mát trở nên mềm hơn và xuất hiện chất lỏng thấm ra ngoài (theo tiếng Sardian là lagrima hay còn gọi là “nước mắt”). Kết quả thu được là những con giòi có hình dạng rõ ràng, rỉ nước, hơi trong suốt và có mùi thối rữa. Những con con giòi này dài khoảng 8 mm, thậm chí có thể dài đến 15 cm.

Vì thế, khi ăn loại pho mát casu marzu này, thực khách vẫn thấy những ấu trùng ruồi - giòi bò lúc nhúc với cả hàng ngàn con.

Bánh Hăm-bơ-gơ muỗi (Châu Phi):

Bánh hă-bơ-gơ muỗi là đặc sản của người dân vùng hồ Victoria (Châu Phi). Cách chế biến món ăn này vô cùng kỳ công.

Loại bánh hăm-bơ-gơ muỗi là đặc sản của người dân vùng hồ Victoria ở châu Phi.

Muỗi được nhúng vào nồi nước sôi cho chết, vớt ra ngoài, nhào lên như nhào bột rồi nặn thành những miếng bánh bẹt. Bánh muỗi được cho vào chảo cùng chút dầu ăn, rán lên.

Tùy từng vùng miền mà món bánh muỗi có mùi vị khác nhau.

Sâu Mopane - Kenya

Tại các nước miền nam châu Phi, điển hình là Zimbabwe, sâu bướm Mopane là một trong những món ăn phổ biến ở cả nông thôn lẫn thành thị. Kích cỡ trung bình của sâu bướm khi thu hoạch sẽ dài khoảng gần một bàn tay và to cỡ một điếu xì gà.

Món sâu này được chế biến bằng cách luộc với nước muối rồi phơi nắng hoặc hun khói.

Sau khi thu hoạch, sâu bướm Mopane sẽ bị ép bỏ ruột, luộc với nước muối rồi phơi nắng hoặc hun khói để tăng mùi vị. Sâu bướm cũng được đóng hộp và bán tại các chợ ở khắp miền Nam châu Phi. Loại thực phẩm này có thể được sử dụng trong vài tháng mà không cần bảo quản lạnh và là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho người dân.

Tác giả: Tiểu Anh

Nguồn tin: saostar.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP