Xã hội

Nghệ An: Mổ lợn rừng ăn Tết phát hiện vật thể lạ

Khi đang mổ lợn rừng ăn Tết, anh Huy phát hiện trong bụng một vật thể lạ nên đã mang đi rửa sạch phơi khô và cất giữ.

Hôm nay ngày 7-2, anh Nguyễn Văn Huy (SN 1982, trú tại thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn), làm trang trại tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An) cho biết, vừa qua gia đình anh mổ lợn rừng ăn Tết thì phát hiện trong bụng có vật thể lạ.
Vật thể "lạ" mà anh Huy tìm thấy khi làm thịt lợn để ăn tết

Theo đó, ngày 17-1 - cách Tết Nguyên đán gần 10 ngày - anh và một số người đang mổ lợn rừng để ăn Tết thì phát hiện một vật thể lạ có hình bầu dục, ngoài có lớp lông dày đặc, màu nâu.
Ngay sau đó, mọi người đã đem đi rửa sạch, tìm hiểu thì phát hiện ra đây là cát lợn. Anh Huy cho biết: “Mổ ra thấy lạ nên tò mò tìm hiểu thì mới biết đó là cát lợn nên đem phơi khô rồi cất”.

Được biết, hiện anh Huy đã phơi khô và chưa có ai tìm hỏi mua cát lợn này. Theo các nhà nghiên cứu, cát lợn hay còn gọi là "trư sa", "trư bảo" - là một loại kết tụ vật chất trong hệ tiêu hóa của con lợn như trong dạ dày, trong ruột, trong mật.
Lợn rừng được nuôi thả ở Môn Sơn, Con Cuông

Do sự kết tụ lâu ngày trong những điều kiện bất lợi nên loài vật chất này giống như một loại ngọc quý. Cát lợn được tạo thành nếu thời gian đủ dài sẽ có mùi thơm thảo mộc nhẹ nhàng, đặc biệt khi để trong không khí.

Theo dân gian Trung Quốc, "trư sa" là dược liệu cực kỳ quý hiếm, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm, an thần, trị mất ngủ, hôn mê, động kinh... Những con heo có "trư sa" thường ít lông, ăn ít, thân nhiệt cao, thân mình gầy gò, hai mắt có lúc đỏ, liên tục kêu réo suốt ngày đêm, rất ít ngủ.

Mặc dù trong các tài liệu y học cổ có ghi chép về trư sa nhưng y học hiện đại vẫn chưa có nhận định nào về công dụng của nó.

Tác giả bài viết: Ng. Huy

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP