Thế giới

Mỹ từng bị Triều Tiên làm bẽ mặt thế nào?

Đến nay chỉ có duy nhất một con tàu đang thực thi nhiệm vụ của Hải quân Mỹ bị một chính phủ nước ngoài bắt giữ. Và giờ nó đang là một điểm thu hút du lịch ở Triều Tiên.

Ngày 23/1/1968, Bình Nhưỡng tấn công và bắt được tàu Mỹ USS Pueblo. Đây là con tàu do thám vũ trang hiếm hoi đang hoạt động ở hải phận quốc tế bên ngoài bờ biển Triều Tiên.

Ảnh: KCNA/Reuters

Được cử đi thu thập tình báo về quân đội Triều Tiên, USS Pueblo không thực sự ấn tượng nhưng các tài liệu tình báo và thiết bị mã hóa nhạy cảm. Một thủy thủ Mỹ thiệt mạng trong vụ bắt giữ, và 82 người còn lại bị giam giữ trong gần một năm trời.

50 năm đã trôi qua và sự kiện ngày 23/1 như lời nhắc nhở rằng căng thẳng Mỹ - Triều đã có từ rất lâu trước khi hai ông Donald Trump và Kim Jong Un dành cho nhau những ngôn từ gay gắt. Nó cũng là bài học còn nguyên giá trị cho ngày nay.

Hai nước đã ở trong trạng thái bất hòa hơn một nửa thế kỷ. Năm 1968, thậm chí tính theo tiêu chuẩn ngày nay là cực kỳ xấu. Hai bên đã dành cho nhau rất nhiều lời lẽ nặng nề.

Ngay sau khi con tàu bị bắt, Hải quân Mỹ khẳng định thủy thủ đoàn đã trở về và phía Triều Tiên đã xin lỗi, thậm chí nói Washington có thể đòi bồi thường theo luật pháp quốc tế.

Phía Bình Nhưỡng không tỏ ra sợ sệt. Những năm sau đó đã chứng kiến căng thẳng tăng cao cùng nhiều vụ xích mích giữa hai bên. Tướng Pak Chung-kuk của Triều Tiên tuyên bố tàu USS Pueblo khi đó hoạt động trong vùng biển của nước này chứ không phải lãnh hải quốc tế.

Bình Nhưỡng đòi Mỹ thừa nhận điều này, đồng thời đòi xin lỗi và cam kết không tái diễn hành động tương tự - trong một văn bản được ký kết. Mỹ chế nhạo yêu sách đó, nhưng vào tháng 12/1968, nước này cuối cùng đành phải chấp nhận.

Trong những tháng can thiệp, Mỹ xây dựng một sự hiện diện quân sự lớn xung quanh Hàn Quốc, triển khai một số tàu sân bay. Liên Xô, một đồng minh then chốt của Triều Tiên khi đó, đã cử tàu chiến tới Biển Nhật Bản. Bầu không khí khu vực như được chuẩn bị cho một cuộc xung đột nghiêm trọng.

Với người Triều Tiên, con tàu họ bắt được là một kho báu về do thám, trong đó có các máy móc tình báo và nhật ký hoạt động. Thủy thủ đoàn Mỹ tuy đã hủy được một số tài liệu nhưng các chuyên gia tin rằng hầu hết những gì giá trị đều rơi vào tay người Triều Tiên, và qua đó tới tay các đặc vụ KGB của Liên Xô.

Ảnh: KCNA/Reuters

Ảnh: Reuters

Ngay khi thủy thủ đoàn USS Pueblo được trả tự do (vào dịp Giáng sinh), Mỹ đảo ngược những gì đã thừa nhận, rút lại lời xin lỗi cùng những đảm bảo đã đưa ra với Bình Nhưỡng.

Nhưng thiệt hại đã rõ: Triều Tiên đã làm bẽ mặt Mỹ và đạt được một chiến thắng tuyên truyền. Ngày nay, chiến lợi phẩm Chiến tranh Lạnh vẫn hiện diện trên sông Potong như một phần của bảo tàng chiến tranh ở Bình Nhưỡng.

Trong năm 1968, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đối mặt với nhiều lời kêu gọi gay gắt đòi trả đũa Triều Tiên. Nhiều kế hoạch được đặt ra trước mặt ông, trong đó có kế hoạch tấn công hạt nhân. Nhưng Johnson thể hiện sự kiềm chế, chọn nỗ lực ngoại giao và đàm phán bí mật với Bình Nhưỡng.

Jack Cheevers, tác giả cuốn sách về vụ USS Pueblo, mới đây đặt câu hỏi liệu chính quyền ông Donald Trump có kiềm chế tương tự nếu đối mặt với một vụ việc giống như thế.

Vụ Pueblo cũng là một lời nhắc nhở, rằng chính quyền ông Kim jong Un là một thực thể khó đoán. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã có một thỏa thuận về những con tàu do thám: Không can thiệp vào nhau. Mỹ tưởng nhầm Bình Nhưỡng cũng sẽ tuân theo các quy định này, nhưng thực tế không phải vậy.

Và những hiểu nhầm như thế vẫn rất nguy hiểm vào thời điểm ngày nay.

Tác giả: Thanh Hảo

Nguồn tin: Báo VietNamNet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP