Du lịch

Làng nhang nhuộm màu hồng ở Việt Nam lên báo Tây

Làng quê Quảng Phú Cầu có nghề làm nhang (hương) truyền thống, đang vào mùa nhộn nhịp chạy hàng trước Tết Nguyên đán.

Chân nhang ở Quảng Phú Cầu sau khi được nhuộm sẽ được đem đi phơi khô trước khi se bột nhang - Ảnh: AFP

Những tuần cận tết là mùa cao điểm bận rộn nhất của người dân ở Quảng Phú Cầu - ngoại ô Hà Nội - hãng thông tấn AFP của Pháp mô tả.

Dưới ánh nắng chiều, ngôi làng như được nhuộm thêm một màu hồng đậm từ màu những bó nhang lớn người dân đang phơi - một nghề mà nhiều người trong làng cảm thấy tự hào về lịch sử trăm năm.

"Làm nhang là nghề truyền thống, đậm tính tâm linh" - bà Dang Thi Hoa - một người dân trong làng, đang ngồi giữa những bó nhang màu hồng sáng phơi dưới ánh nắng chiều, nói với AFP.

Cũng giống như hàng trăm ngôi làng khác đang làm nhang trên khắp Việt Nam, làng của bà Hoa đang tranh thủ làm ra từng cây hương khi chỉ còn gần 30 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. Chúng được phân loại thành từng bó với từng mùi hương phù hợp thị hiếu của các vùng, miền.

Doanh số bán nhang tăng mạnh trong giai đoạn trước và sau Tết, vốn hay rơi vào tháng 2 Dương lịch mỗi năm. Số tiền kiếm được từ việc bán nhang trong những tuần cận Tết có thể lên tới 430USD/tháng, cao gấp hai lần thu nhập trung bình chỉ 195USD/tháng.

Hầu hết các hộ gia đình ở Quảng Phú Cầu đều tham gia làm nhang. Công việc không chỉ đem lại niềm tự hào cho gia đình có truyền thống làm nhang hơn 100 năm như nhà bà Hoa, mà còn là sinh kế chính của nhiều người khác.

"Công việc khá vất vả nhưng vẫn đủ để tôi nuôi hai con làm bác sĩ" - bà Le Thi Lieu nói trong lúc thoăn thoắt mang các bó chân nhang ra phơi.

Đằng sau những nén nhang thơm trên bàn thờ tổ tiên hay ở các đình chùa là cả quá trình làm nhang đòi hỏi "thiên thời, địa lời, nhân hòa", khi cần đến sự chăm chỉ của người thợ, thời tiết để phơi nhang và thời điểm nào trong năm nên tăng tốc làm nhang - Ảnh: AFP

Việc làm nhang rất công phu, đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, đầu tiên bắt đầu từ việc vót chân nhang - Ảnh: AFP

Tiếp đó là nhuộm màu cho chân nhang - Ảnh: AFP

Chân nhang vừa được nhuộm có màu đỏ đậm - Ảnh: AFP

Đem chân nhang ra sân phơi - Ảnh: AFP

Sau thời gian phơi sẽ dần ngả sang màu hồng sáng - Ảnh: AFP

Phơi chân nhang trong sân đình - Ảnh: AFP

Một sân phơi chân nhang nhìn từ trên cao - Ảnh: AFP

Công việc làm nhang vất vả nhưng cho người dân địa phương thu nhập tốt hơn đi làm công nhân nhà máy gần đó - Ảnh: AFP

Công đoạn tiếp theo vô cùng quan trọng, đó là se bột nhang vào chân. Mỗi nén nhang thơm đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều yếu tố, không chỉ sắc và hương mà còn là nguyên liệu làm bột nhang - Ảnh: AFP

Việc se nhang trước đây được làm bằng tay, tròn hay méo phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thợ. Nhưng từ ngày có máy phóng nhang, những nén nhang lúc nào cũng tròn đều đẹp mắt. Chân nhang sau khi được se bột sẽ được đem phơi khô trước khi đóng gói thành phẩm và bán đi khắp nơi - Ảnh: AFP

Tác giả: Bảo Duy

Nguồn tin: Báo Tuổi trẻ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP