Đẹp

Lại thêm 1 cô gái tiêm filler kém chất lượng khiến cằm biến dạng

Cô gái xinh đẹp rạch cằm tới 4 lần vẫn chưa hết tạp chất vì tiêm filler kém chất lượng.

Tiêm filler để mong có ngoại hình nổi bật hơn là "chiêu" làm đẹp không còn hiếm gặp. Thế nhưng, tìm được địa chỉ uy tín, sử dụng thuốc đúng chuẩn thì không phải ai cũng làm được. Và cô gái dưới đây là một điển hình.

Mới đây, một cô gái trẻ - nạn nhân của dịch vụ chất làm đầy kém chất lượng lên tiếng chia sẻ về câu chuyện độn cằm của mình đã thu hút rất nhiều quan tâm.

Chia sẻ của cô gái nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ cộng đồng mạng.

Trong bài viết, cô gái này chia sẻ: “Ám ảnh cuộc đời tôi, lần này là rạch lần thứ 4 rồi, nhiều lúc cảm thấy mình mạnh mẽ. Chẳng biết có làm lại được nữa không, bác sĩ nói phải theo dõi, 2 tuần nữa đến tiêm mỡ vào cho em để nó tái tạo lại cằm, nếu được thì ít nhất 6 tháng nữa có thể làm lại.

Khuyên mọi người đừng có tiêm filler linh tinh vào bất cứ chỗ nào trên người, tìm hiểu kĩ nhé vì nhiều khi chính người làm và người bán cũng chả biết nó có phải filler chuẩn hay không, chính em cũng học và làm nghề tiêm mà giờ em bị như thế này em cũng cảm thấy ghét luôn cái nghề này đó.

Edit một chút cho một số bạn không biết hết chuyện đỡ thắc mắc quay ra nói mình là chưa tiêm tan filler đã đi độn vào để rồi bị như này. Xin lỗi các bạn mình sửa cằm đến lần thứ 3 rồi và trước khi làm lần đầu bác sĩ đã nạo chất làm đầy ra cho mình rồi đó, vậy mà giờ vẫn còn. 4 năm rồi mà vẫn không tan thì nó chắc chắn không phải là filler đúng không? Nếu để kể về lịch sử cái cằm của mình thì nó dài đúng như 1 tớ sớ. Vì vậy mình không muốn nói nhiều và cũng không muốn bóc phốt ai ở đây cả. Bài này chỉ như một lời tâm sự của mình với bạn bè về nỗi khổ khi đi làm đẹp mà thôi!“.

Cô gái trong câu chuyện trên có tên Vân Anh (SN 1994, Hà Nội). Cô cho biết sau 4 lần lên bàn phẫu thuật sửa sai, nữ chính vẫn gặp biến chứng. Cụ thể, cằm của cô nàng bị biến dạng, da xung quanh mỏng đi rất nhiều.

“Bác sĩ nói, hiện tại chưa thể làm gì với chiếc cằm này bởi nó vẫn còn rất nhiều chất làm đầy trong đó. Tôi sẽ được theo dõi thật kĩ trong 2 tuần nữa. Nếu không có vấn đề gì, họ sẽ tiêm mỡ vào để nó tái tạo lại cằm và phải 6 tháng nữa mới có thể làm lại cằm nguyên bản”

Nguyên nhân chính khiến mặt cô tự nhiên biến chứng là do tiêm tan filler đã vội đi độn cằm. “Tôi tiêm filler cách đây 4 năm nhưng đến bây giờ vẫn chưa tan hết, chắc chắn đó là thuốc giả rồi. Bởi theo đúng như phân tích của chuyên gia thì các chất làm đầy chỉ có tác dụng trong vòng 1,5 - 2 năm mà thôi, sau đó chúng tự tan đi mà không cần phải can thiệp gì cả.”

Có phải tiêm Filler chỗ nào cũng đẹp?

Filler vốn được cấu tạo bởi Acid Hyaluronic – tương tự một dạng nước có sẵn trong cơ thể nhưng dưới dạng cô đặc, nhằm tạo khuôn dáng tại vùng da được đưa Filler vào. Vì vậy mà Filler hoàn toàn có thể tự phân hủy bằng cách “bốc hơi” dần qua làn da dưới dạng mồ hôi, đến khi “cạn dần” trong cơ thể. Chính vì vậy mà filler không được lạm dụng tiêm mông, ngược,… bởi vị trí này có nhiều bó cơ, được các bác sĩ khuyến cáo không được dùng. Thay vào đó là mũi, cằm, các phần da lõm, xóa nhăn khóe, đẩy rãnh má hõm cằm, các vùng dưới da… thì lại phát huy cực tốt các tác dụng của Filler.

Hiện nay chi phí làm đẹp bằng filler chỉ dao động từ 10 – 13 triệu/cc cho filler châu Âu, 5 – 8 triệu/cc filler châu Á là chuẩn cho người sử dụng, với bác sĩ tiêm tay nghề lâu năm.

Quá trình để thực hiện một mũi tiêm filler dù lớn hay nhỏ và bất kỳ vị trí nào cũng sẽ phải trải qua đủ các bước này để đảm bảo thành công hiệu quả.

Đầu tiên bạn cần đến các trung tâm spa hoặc thẩm mỹ viện uy tín xin tư vấn, tìm hiểu chất filler nào sẽ phù hợp với cơ địa lẫn túi tiền của bạn. Sau đó bạn sẽ được bác sĩ tư vấn thêm việc chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào quá trình thực hiện. Tuy chỉ tốn khoảng 15 phút với mỗi ca tạo hình, nhưng tâm lý bạn phải thật sự thoải mái, an tâm với tay nghề của bác sĩ thì sẽ càng mang đến hiệu quả tốt hơn.

Sau khi hoàn tất thì quá trình kiêng khem bạn cũng sẽ được bác sĩ nhắc nhở tận tình. Thường sẽ là tránh sờ nắn, đụng chạm mạnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tia tử ngoại và nhiệt độ quá thấp dưới 0 độ C. Hạn chế ăn uống các chất kích thích và dễ gây kích ứng, sưng phù nề như: rau muống, đồ nếp, hải sản,…

Tác giả: Bằng Lăng (TH)

Nguồn tin: Báo Tiêu dùng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP