Xã hội

Hà Tĩnh: Trường xây 39 tỷ đồng chỉ phục vụ 49 học sinh

Ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh có trường xây 39 tỷ đồng nhưng hiện chỉ có 49 học sinh, ký túc xá 3 tầng với 24 phòng học nhưng chỉ có 3 em đăng kí ở. Giáo viên ở trường đã tận dụng để nuôi bò.


Phục vụ 49 học sinh

Nằm trong đề án 1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Hà Tĩnh có 3 huyện được lựa chọn để xây dựng trung tâm dạy nghề kiểu mẫu: Kỳ Anh, Thạch Hà và Hương Khê.

Ngày 14/4/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh kí quyết định phê duyệt dự án Trung tâm dạy nghề Hương Khê tại xã Hương Bình với mức đầu tư 39,2 tỷ đồng.

Công trình được khởi công vào năm 2011, trên tổng diện tích 35.700 m2. Dự án do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư, kí hợp đồng với 4 đơn vị thi công: Tổng công ty hợp tác kinh tế quân khu 4 (trụ sở tại TP. Vinh); Xí nghiệp XD tư nhân Kim Thành (Hà Tĩnh); Công ty CP Phương Lan (Hà Tĩnh); Tập đoàn lắp đặt, đo đạc Vinh Quang (Hà Nội).

Sau gần 3 năm thi công, các hạng mục hoàn thành gồm: Nhà hiệu bộ, Nhà học lý thuyết, Nhà xưởng thực hành, Nhà thực nghiệm gia cầm, Nhà thực nghiệm gia súc, Nhà thư viện, Nhà ăn và lắp đặt hệ thống thiết bị giảng dạy, Kí túc xá 3 tầng. Tháng 9/2014, Trường được đưa vào sử dụng.

Mục tiêu khi xây trường để đảm bảo nhu cầu học cho 600 em học sinh. Tuy nhiên, 3 năm học trôi qua, số lượng học sinh có xu hướng giảm mạnh. (Năm 2014: 130 em; 2015: 110 em; Năm 2016 có 86 em; và hiện còn 49 học sinh theo học).

Ông Đoàn Văn Dương, GĐ Trung tâm cho biết: “Hiện, toàn trường có 49 em đăng kí học, bao gồm cả hai hệ: Hệ bổ túc văn hóa và hệ học nghề. Còn xây kiểu này có lãng phí hay không thì hãy hỏi nhà quy hoạch”.

Giáo viên tranh thủ nuôi bò

Thời điểm chúng tôi có mặt, chỉ có 11 em học sinh lớp 11A1 đang học.

Kí túc xá 3 tầng với 24 phòng được xây khang trang nhưng chỉ có 3 em đăng kí ở. Nhiều phòng học đóng cửa im lìm. Phòng máy để học nghề may, nghề mộc cũng “cửa đóng then cài”.

Dẫn chúng tôi vào thăm khuôn viên trường, bà Mai Lệ Thu, Phó GĐ trung tâm cũng không phân biệt được giữa 2 phòng thực nghiệm gia cầm và thực nghiệm gia súc vì đóng cửa quá lâu.

Thậm chí, giáo viên tận dụng trường để chăn thả trâu bò trong khuôn viên, phân trâu bò rơi vãi gây ô nhiễm.

Ông Dương, Giám đốc trung tâm cho hay: “Có một giáo viên tận dụng, tranh thủ để nuôi bò, chứ nói chăn thả gia súc thì không đúng:.

Theo nhận, để xây dựng dự án này, buộc phải bỏ hoang 2 trường cũ gồm Trung tâm GDTX và Trung tâm dạy nghề Hương Khê. Việc bỏ hoang để xây dựng trường mới hơn 39 tỷ đồng nhưng được ít học sinh khiến dư luận phản ứng.

Hơn nữa, trường đặt xa trung tâm nên không đưa Internet về trường được khiến cho việc học tập, giảng dạy của học sinh và giáo viên gặp nhiều khó khăn.

“Do xa thị trấn nên đường truyền, dây dẫn mạng không kéo về đến trung tâm được, khiến cho việc dạy học khó khăn và giáo viên tiếp thu ý kiến của lãnh đạo chậm”- bà Thu nói thêm.

Nhiều câu hỏi đặt ra tại sao không cải tạo tu bổ trường cũ mà lại chọn địa điểm xa để xây trường mới. Trong khi hai trường cũ lại bỏ hoang?

Ông Hoàng Công Lý, Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: “Sở dĩ xây mới trường vì diện tích trường cũ không đáp ứng được quy mô dự án đề ra. Hiện có 1 trường nằm trong kế hoạch xây trường mầm non thị trấn. Còn 1 trường thì chưa có kế hoạch sử dụng”.

Huyện cũng tính đến vấn đề trường nằm xa trung tâm thị trấn, nhưng vì đường sá thuận lợi, học sinh đang ở độ tuổi lao động, nên có thể dễ dàng đi học được. Cái khó là ở ý thức của người dân”.

“Huyện tranh thủ hưởng lợi từ dự án nên mới xây trường mới này. Trung tâm này nằm ở hạ huyện, đây cũng là một nguyên nhân khiến số lượng học sinh đăng kí học ít” - Cán bộ Phòng GD&ĐT cho biết.

Ông Lý, Phó chủ tịch thừa nhận, có thể khi xây dựng dự án ban đầu, yêu cầu về quy mô, đào tạo như vậy có mặt nào đó nó không thực tiễn, không tính đến lâu dài.

“Nếu nói huyện tranh thủ hưởng lợi từ dự án, có dự án là xây mà không tính đến hiệu quả là không chính xác. Quy mô tại thời điểm đầu tư thì phù hợp với chủ trương, nhưng trong thực tế vận hành không phù hợp với nhu cầu đào tạo.

Hiện nay để huy động số lượng học sinh đúng như đề án thì cực kì khó khăn” – ông Lý nói.

Những hình ảnh tại trung tâm:

20170507154708 1
Phòng học của trung tâm được xây dựng khang trang nhưng rất ít học sinh
20170507154708 3
Phòng thực nghiệm gia súc, gia cầm đóng cửa im lìm
20170507154708 4
Kí túc xá 3 tầng, với 24 phòng nhưng chỉ có 3 học sinh ở lại
20170507154708 5
Phòng thực hành ít người qua lại, nên cỏ đã bắt đầu mọc xanh um
20170507154708 6
Phòng thực hành máy may, máy cưa đầu tư vốn nhiều nhưng hiện chưa có học sinh đăng kí học
20170507154708 7
20170507154708 8
20170507154708 9
Máy móc được đầu tư công phu, nhưng bỏ hoang
20170507154708 1
Phòng học tin toàn máy cũ và chỉ có 10 máy sử dụng được. Trường xa nên không thể kéo Internet về trường để phục vụ công tác giảng dạy.
20170507154708 12
20170507154708 13
20170507154708 14
Giáo viên tranh thủ, tận dụng trường để nuôi bò
20170507154708 15
20170507154708 16
Để xây ngôi trường 39 tỷ này, buộc phải sáp nhập và bỏ hoang 2 trường cũ gồm Trung tâm GDTX và Trung tâm dạy nghề Hương Khê
20170507154708 17
Bơm tiêm vứt rải rác trong các ngôi trường bị bỏ hoang

Tác giả bài viết: Thiện Lương

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP