Nhà đẹp

Giải mã "sốc" lý do chùa, đền cổ thường xây ở núi cao

Khi chọn địa điểm xây dựng chùa, đền cổ, các kiến trúc sư chú trọng đến phong thủy trước tiên. Những nơi có phong thủy tốt, đều là những nơi có dân cư thưa thớt, nằm trên núi cao.

Phật giáo, Đạo giáo ở châu Á có rất nhiều tín đồ, đồng thời những giáo lý cũng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây.

Trong các bộ phim, có thể thấy những ngôi chùa, ngôi đền cổ thường được xây dựng ở những vùng núi cao, hẻo lánh, bốn phía mây khói ngập tràn, phảng phất như ở trong tiên giới. Thế nhưng ngoài lý do thanh sạch, rốt cuộc tại sao người xưa lại lựa chọn những ngọn núi cao để xây đền, xây chùa?

Trên thực tế, đền chùa có bố cục và kiến trúc tương tự như cung điện, nhưng được đơn giản hóa hơn, quy mô cũng tương đối nhỏ. Hơn nữa, cũng bị giới hạn sử dụng màu sắc, không được dùng quá nhiều màu vàng. Phía bên trong có thể bài biện, trang trí nhưng cũng tối giản đi nhiều. Tháp chuông, tháp trống cũng được xây dựng đối xứng.

Khi chọn địa điểm xây dựng chùa, đền, các kiến trúc sư chú trọng đến phong thủy trước tiên. Những nơi có phong thủy tốt, đều là những nơi có dân cư thưa thớt, nằm trên núi cao, nơi có không trí trong lành, vạn vật sinh trưởng tự nhiên tươi tốt.

Bên cạnh đó, nếu chùa, đền ở trên núi cao, những tu sĩ có thể đứng cao, nhìn xa, rất có lợi cho tăng nhân, đạo sĩ tu hành.

Hơn nữa, núi càng cao, khoảng cách với bầu trời càng gần. Đối với người xưa, điều đó là cực tốt, có thể thuận lợi hơn trong việc nghênh tiếp thần tiên.

Không chỉ thế, ở vị trí cô lập và có tầm nhìn tự nhiên, bao quát rộng, những đền chùa, miếu mạo này sẽ khiến cho những tín đồ đến thăm vui vẻ, thoải mái, buông lỏng âu lo, cởi tâm trí hơn.

Tác giả: Kiều Dụ

Nguồn tin: Báo Kiến thức

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP