Kinh tế

Gần 20 ngân hàng thương mại Việt Nam bị Moody’s hạ tín nhiệm

18 ngân hàng bị điều chỉnh đợt này là: ABBank, ACB, Agribank, BIDV, HDBank, Lienvietpostbank, MBBank, MSB, NamABank, OCB, Sacombank, SeABank, SHB, Techcombank, TPBank, VIB, Vietcombank, Vietinbank và VPBank.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa thông báo về việc hạ triển vọng tín nhiệm với 18 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.

18 ngân hàng bị điều chỉnh đợt này là: ABBank, ACB, Agribank, BIDV, HDBank, Lienvietpostbank, MBBank, MSB, NamABank, OCB, Sacombank, SeABank, SHB, Techcombank, TPBank, VIB, Vietcombank, Vietinbank và VPBank.

Gần 20 ngân hàng thương mại Việt Nam bị Moody’s hạ tín nhiệm

Theo đó, 10 trong số 18 ngân hàng được Moody’s thay đổi triển vọng sang "Tiêu cực", trong khi đó giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi ngoại tệ và nội tệ dài hạn.

Trong số 10 ngân hàng này, Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín dụng cơ bản (BCA) và BCA dài hạn đối với 4 ngân hàng, cũng như đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (CR Assessments) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) của 6 ngân hàng.

5 ngân hàng khác được Moody’s thay đổi triển vọng về xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn thành "Tiêu cực", nhưng vẫn giữ xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn. Với 3 ngân hàng còn lại, Moody’s cũng xác nhận Đánh giá Rủi ro Đối tác và Đánh giá Rủi ro Đối tác dài hạn.

Moody’s cho biết, việc đánh giá xếp hạng của 18 ngân hàng được thực hiện từ ngày 10/10, sau khi xem xét hạ xếp hạng quốc gia của Việt Nam vào ngày 9/10.

Việc đánh giá triển vọng tín nhiệm đối với các ngân hàng cũng căn cứ theo thông báo của Moody’s vào ngày 18/12 về xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.

Tuy nhiên, tổ chức này khẳng định việc xếp hạng đối với 18 ngân hàng được điều khiển hoàn toàn bởi xếp hạng quốc gia và không phản ánh sự suy yếu của hồ sơ tài chính độc lập các ngân hàng.

Moody’s lý giải, triển vọng tiêu cực phản ánh một số rủi ro chậm trễ thanh toán liên tục đối với một số nghĩa vụ nợ gián tiếp của Chính phủ trong trường hợp không có các biện pháp hữu hình và quan trọng để cải thiện sự phối hợp, minh bạch trong quản lý nợ.

Trước đó, ngày 9/12, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã có buổi làm việc với Moody’s về các vấn đề liên quan xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Đến ngày 18/12, tổ chức này đã thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ, ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm. Tuy nhiên, triển vọng tín nhiệm của Việt Nam bị điều chỉnh xuống tiêu cực.

Trao đổi với Zing.vn, hầu hết ngân hàng đều cho biết không có phát ngôn về việc bị hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm này. Lý do được nhiều ngân hàng đưa ra vì đây là đánh giá chung của Moody's và tuân theo xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

“Chính Moody’s cũng khẳng định việc hạ triển vọng tín nhiệm này không phản ánh sự suy yếu của hồ sơ tài chính độc lập của ngân hàng. Việc tác động với tình hình tín dụng trong nước cũng không đáng kể khi đây là đánh giá chung với toàn hệ thống”, đại diện một ngân hàng cho hay.

Đại diện một ngân hàng khác chia sẻ, 18 ngân hàng bị Moody’s hạ triển vọng là những ngân hàng có cùng triển vọng tín nhiệm với quốc gia. Theo quy định, chỉ số tín nhiệm của một doanh nghiệp không thể cao hơn chỉ số tín nhiệm quốc gia, nên việc hạ triển vọng với 18 ngân hàng theo triển vọng của quốc gia là bình thường.

Tuy nhiên, đại diện các ngân hàng thừa nhận việc bị hạ triển vọng cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến huy động vốn từ nước ngoài, cũng như tất cả TCTD khác trong nước và Bộ Tài chính cũng đã phải lên tiếng.

Tác giả: Lê Lan

Nguồn tin: Báo Người đưa tin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP