Xã hội

Đi tìm dấu tích thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế

Trước lúc ra đi tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh có 20 năm sống ở quê hương. Trong đó, có 10 năm người sinh sống và học tập tại Cố đô Huế. Có thể nói, đây là khoảng thời gian hết sức quan trọng trong quá trình hình thành nên tư tưởng yêu nước, nhân cách của một con người vĩ đại…

Cố đô Huế vinh dự là nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng gia đình của Người từng sống, lao động, học tập, tham gia hoạt động cách mạng trong hai giai đoạn 1895-1901 và 1906-1909 khi Người ở lứa tuổi 5 đến 11, và từ 16 đến 19 tuổi.

Khoảng thời gian 10 năm đó là những năm tháng tuổi thơ đầy gian khó nhưng đã hình thành nên tính cách, nuôi dưỡng tâm hồn yêu nước của Người. Hiện nay, bên cạnh những di tích thuộc quần thể cố đô, di tích lịch sử cách mạng, Huế còn có một nhóm di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến.

1
Di tích nhà lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ tại 112 – Mai Thúc Loan là di tích quan trọng nhất trong số những di tích về nơi Người đã sống những năm 1895-1901...
3
Tại ngôi nhà này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên Bác Hồ lúc nhỏ) đã trải qua những năm tháng tuổi thơ trong sự tảo tần của mẹ, sự nghiêm khắc và nhân nghĩa của cha.
4
Khung cửi của bà Hoàng Thị Loan được đặt ở gian bếp.
5
Những vật dụng sinh hoạt được lưu giữ lại...
6
7
8
Mẹ đau yếu nặng qua đời, cha và anh trai ở xa, những tháng năm sống trong ngôi nhà này, Người càng thấm thía tình thương, sự đùm bọc, giúp đỡ của bà con lao động nghèo xứ Huế.
9
Gần với di tích 112 Mai Thúc Loan là miếu Âm Hồn, ngôi miếu tưởng niệm, thờ cúng các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã anh dung hy sinh trong sự kiện lịch sử bi hùng dưới thời nhà Nguyễn – sự kiện thất thủ kinh đô ngày 23/5 năm Ất Dậu (5/7/1885). Trong những ngày tháng xa quê ở kinh đô Huế được đến đây, chứng kiến những lễ cúng tế, nghe những bài văn tế cảm động đã khơi dậy những tư tưởng yêu nước, thương dân, từ đây, Người nhận thức và nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước của mình.
10
Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) được ông Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy học (tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Hai anh em Khiêm, Cung theo cha về đây, vừa để đỡ gánh nặng kinh tế gia đình cho bà Loan và cũng để ông Sắc có điều kiện dạy học cho hai con đã đến tuổi học chữ...
11
Về đây, ông Sắc được gia đình ông Độ giao cho ngôi nhà tranh ba gian hai chái làm chổ ở cho ông và hai con, đồng thời cũng là nơi ông Sắc mở lớp dạy học.
12
Tại ngôi nhà này, Người đã được cha dạy cho những bài học chữ Hán đầu tiên. Những kiến thức mà Người tiếp thu được trong thời gian này là nền móng vững chãi cho sự phát triển về học vấn sau này.
13
Sống ở làng Dương Nỗ, một làng quê giàu truyền thống văn hoá, Nguyễn Sinh Cung có điều kiện hoà nhập với đời sống cộng đồng làng xã, được đùm bọc bởi tình cảm yêu thương chan hoà, nhân hậu và bao dung của những người dân quê chất phác, mộc mạc. Chính những điều này đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách vĩ đại của Người.
14
Di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, bên cạnh cửa Đông Ba là nơi Người theo học trong khoảng thời gian cùng cha vào Huế lần thứ 2 (1906-1909). Dù trong chốn quan trường, nhưng cụ Nguyễn Sinh Sắc và các con vẫn sống cuộc sống giản dị, thanh bần của một gia đình nho giáo nghèo xứ Nghệ. Chứng kiến những suy tư trăn trở của cha, Người cũng sớm nhận ra sự thối nát của chốn quan trường.
15
Trong tiểu sử, sự nghiệp Hồ Chí Minh, những năm tháng học tại trường Quốc học Huế được đánh giá là những năm tháng đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong tư tưởng của Người. Năm 1908, Tất Thành là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị trung học tại trường Quốc học khoá 1908-1909. Trường Quốc học nay đã khác, không còn những dãy nhà lợp tranh dột nát khi Người còn vẫn theo học nhưng khuôn viên vẫn vậy. Đáng nói hơn cả, qua thời gian, tinh thần dân tộc vẫn được nuôi dưỡng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Là cái nôi đào đạo nên những chiến sĩ cách mạng, trong đó Hồ Chí Minh chính là người học trò ưu tú nhất.
16
Di tích Tòa Khâm sứ Trung kỳ (cơ quan quyền lực cao nhất của thực dân Pháp ở miền Trung trước 1945), nơi đây chứng kiến người học trò ưu tú của trường Quốc học – Nguyễn Tất Thành đứng trong hàng ngũ biểu tình chống thuế, nói lên tiếng nói chính nghĩa, đòi quyền được sống, quyền được làm người. Từ phong trào đấu tranh của nhân dân, Người cũng đã nhận rõ bản chất của kẻ thù, từ đó quyết định ra đi tìm đường cứu nước.

Tác giả: Thế Trung
Nguồn: Báo Tổ quốc

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP