Du lịch

Cuộc sống xô bồ ở những thành phố đông đúc nhất thế giới

Tốc độ đô thị hóa trên khắp thế giới đang gia tăng nhanh chóng, khiến người dân các thành phố lớn phải gồng mình dưới gánh nặng về nhà ở và không gian sống.

New York là thành phố có mật độ dân số lớn nhất nước Mỹ. Mỗi dặm vuông (khoảng 2,6 km2) có đến hơn 27.000 người sinh sống, khiến nơi đây trở thành một trong những thành phố đông đúc nhất thế giới. Ảnh: Luciano Mortula/Shutterstock.
Với mật độ dân số khoảng 41.313 người/km2, thủ đô Manila của Philippines là thành phố đông đúc nhất thế giới. Ảnh: Erik de Castro/Reuters.
Tỷ suất sinh ở Manila là 3,1 con mỗi phụ nữ. Các chuyên gia dự đoán dân số sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025, kéo theo lo ngại rằng cơ sở hạ tầng của thành phố không thể đáp ứng sự bùng nổ này. Ảnh: John Javellana/Reuters
Ngành giao thông vận tải là minh chứng rõ ràng nhất cho sự quá tải dân số. Tại thành phố Kolkata (Ấn Độ), với mật độ dân số khoảng 24.325 người/km2, thời tiết gió mùa đe dọa sự lưu thông trên các đường cao tốc vốn đã tắc nghẽn. Ảnh: Parth Sanyal/Reuters.
Về vấn đề nhà ở, cư dân Kolkata thường xuyên phải dùng đồ vật của mình làm chỗ ngủ tạm. Ảnh: Rupak De Chowdhuri/Reuters.
Dù vậy, Kolkata vẫn thua xa thành phố đông đúc nhất Ấn Độ là Mumbai. Với mật độ dân số khoảng 28.186 người/km2, các ngôi nhà buộc phải thu hẹp lại thành kích thước nhỏ không thể tưởng tượng nổi. Ảnh: Danish Siddiqui/Reuters.
Giá thuê một căn nhà rộng khoảng 9,3 m2 dao động từ 0,44-0,66 USD cho mỗi m2. Ảnh: Danish Siddiqui/Reuters.
Tại những thành phố đông dân nhất như Hong Kong (Trung Quốc), cả hộ gia đình phải sống trong những căn hộ siêu nhỏ, diện tích chưa đầy 5,6 m2, nhưng giá thuê lên tới gần 500 USD (khoảng 11,3 triệu đồng) mỗi tháng. Ảnh: Tyrone Siu/Reuters.
Những căn nhà "quan tài" ở Hong Kong là chốn nương thân của những sinh viên và người cao tuổi không có khả năng chi trả cho không gian sống rộng hơn, hoặc không có gia đình. Ảnh: Bobby Yip/Reuters.
Ít nhất 200.000 người đang sống trong những ngôi nhà kiểu này. Chúng xếp chồng lên nhau trong những tòa chung cư chật hẹp. Giá thuê khởi điểm là 180 USD (khoảng hơn 4 triệu đồng) một tháng. Ảnh: Bobby Yip/Reuters.
Thành phố Dhaka (Bangladesh) có mật độ dân số khoảng 28.186 người/km2. Các chuyến tàu hỏa đông đến mức những người đi làm phải nhảy sang tàu khác khi có thêm khách. Ảnh: Mohammad Ponir Hossain/Reuters.
Trong các khu chợ của thành phố, những thương lái tràn vào để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho hàng nghìn du khách muốn mua rau, màn chống muỗi và thịt gia súc tươi. Ảnh: Mohammad Ponir Hossain/Reuters.
Bnei Brak, thành phố đông đúc nhất của Israel, có mật độ dân số phía bắc khoảng hơn 27.000 người/km2. Trong các cuộc vận động chính trị và ngày lễ kỷ niệm, cư dân tràn ngập các điểm công cộng, tạo ra đám đông cực lớn. Ảnh: Ronen Zvulun/Reuters.
Đám đông bao gồm nhiều gia đình lớn theo đạo Chính Thống cũng như cư dân từ các thành phố nhỏ lân cận chuyển tới. Ảnh: Baz Ratner/Reuters.
Những lễ kỷ niệm tại các thành phố đông đúc có thể tạo nên không khí vui vẻ mà các thị trấn ở nông thôn không có. Tại thành phố New Delhi (Ấn Độ), hàng chục nghìn người đã tràn xuống đường hồi tháng 3 để ăn mừng kết quả bỏ phiếu của chính trị gia Amit Shah. Ảnh: Adnan Abidi/Reuters.
Những người ủng hộ chính trị gia nhảy múa, chơi nhạc và ném bột màu vào nhau để bày tỏ sự vui mừng. Ảnh: Adnan Abidi/Reuters.
Tại trung tâm giải trí của Macau (Trung Quốc), thành phố có mật độ dân số khoảng 21.236 người/km2, các lễ hội có thể sánh ngang tầm với Las Vegas (Mỹ). Ảnh: Bobby Yip/Reuters.
Nhờ mật độ dân số đông quá mức, dịch vụ y tế cộng đồng và cơ hội phát triển ngành tài chính đã nở rộ. Ảnh: Bobby Yip/Reuters.

Tác giả bài viết: Ánh Ngọc Theo This is insider

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP