Kinh tế

Cần phát huy chỉ dẫn địa lý Cam Vinh

Cam Vinh là sản phẩm nông sản hàng hóa đầu tiên của Nghệ An xây dựng thành công thương hiệu và trở thành tài sản quốc gia được nhà nước bảo hộ trên toàn quốc. Tuy nhiên, sau gần 10 năm, cam quả Nghệ An vẫn chưa phát huy hết giá trị chỉ dẫn địa lý cam Vinh và đang đối mặt với những thách thức do chưa quản lý được khâu sản xuất, tiêu thụ, nhãn mác…

Mặc dù không phải là thời điểm chính vụ, nhưng hiện nay, vùng trồng Cam hơn 2.000ha ở Xã Minh Hợp - huyện Quỳ Hợp – một trong 12 xã trồng cam trên địa bàn tỉnh được mang chỉ dẫn địa lý cam Vinh vẫn còn khoảng 100ha cam V2 đang trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, hầu hết các hộ trồng Cam đều tự sản xuất, cắt bán cho tư thương mà không hề có nhãn mác hay bao bì gắn với thương hiệu của mình. Anh Hồ Xuân Linh – hộ trồng cam ở Xã Minh Hợp nói: Tư thương không cần phải nhãn mác nên chúng tôi cũng cắt bán thế thôi, chắc là cũng dễ bị lẫn với các loại cam khác. Nếu có tổ chức hay là công ty mà hướng dẫn quy trình dán tem mác thì chúng tôi cũng sẵn sàng để bảo vệ thương hiệu.
11
Mặc dù không phải là thời điểm chính vụ, nhưng hiện nay, xã Minh Hợp huyện Quỳ Hợp vẫn còn khoảng 100ha cam V2 đang trong thời kỳ thu hoạch

Từ khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thương hiệu “cam Vinh” được khẳng định trên thị trường. Giá trị quả cam từ 4.000 đồng/kg đã tăng lên 40-45.000 đồng/kg. Một ha cam hiện nay cho thu nhập bình quân từ 500-700 triệu đồng/vụ. Tuy nhiên, do mang lại thu nhập cao nên việc phát triển cây cam những năm gần đây rất ồ ạt. Diện tích cam hiện tại đã vượt xa diện tích được bảo hộ trong chỉ dẫn địa lý.

Ông Hoàng Minh – Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh cam Vinh cho rằng: Do phát triển quá nhanh nên hiệp hội cũng không thể quản lý được. Chúng tôi đề nghị giao cho các địa phương quản lý để giám sát quy trình sát xuất. Còn việc dán tem nhãn thì cũng đã đến lúc phải bắt buộc các hộ trồng cam phải dán tem nhãn.

22
Từ khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thương hiệu “cam Vinh” được khẳng định trên thị trường, giá trị quả cam từ 4.000 đồng/kg đã tăng lên 40-45.000 đồng/kg

Hiện nay, quy trình sản xuất, dán tem nhãn, hệ thống phân phối đều buông lỏng..., người trồng cam phần lớn chưa có nhu cầu bảo vệ thương hiệu của chính mình, không quan tâm đến qui trình chuẩn cũng như dán tem nhãn, bao bì cho quả cam. Trên thị trường, ngoài một số điểm hiếm hoi bán cam có tem nhãn, phần lớn người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là cam Vinh chính hiệu.

Ông Nguyễn Viết Hùng – Phó Giám đốc Sở KHCN Nghệ An cho rằng: Người trồng cam và các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cam Vinh phải có ý thức trong việc quản lí và phát huy chỉ dẫn cam Vinh. Cụ thể là cần hình thành một mạng lưới kinh doanh cam Vinh, phải sử dụng các dấu hiệu để nhận biết thương hiệu cam Vinh trên mỗi quả cam và trên các bao bì.

33
Hộ trồng cam và DN kinh doanh cam Vinh phải có ý thức trong việc phát huy chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Vinh

Hộ trồng cam và DN kinh doanh cam Vinh phải có ý thức trong việc phát huy chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Vinh
Từ khi có thương hiệu, sản phẩm cam Vinh đã có mặt ở hầu khắp các thị trường trong cả nước nhưng người tiêu dùng vẫn không thể nhận biết được đâu là cam Vinh. Cam Vinh vẫn bị trà trộn với các loaị cam khác, nhất là cam Trung quốc. Vậy nên, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân cần siết chặt quy trình quản lý từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để bảo vệ thương hiệu, phát huy chỉ dẫn địa lý cam Vinh, nâng cao giá trị kinh tế cho cam quả Nghệ An.

Tác giả bài viết: Lê Hằng – Cảnh Toàn

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP