Thế giới

Bộ tộc đàn ông cho con bú ở châu Phi

Phụ nữ của bộ tộc Bayaka ở châu Phi phụ trách việc săn bắn, hái lượm, đàn ông làm việc nhà, chăm sóc gia đình, thậm chí cho con bú.

Trong những khu rừng nhiệt đới miền trung châu Phi, một bộ tộc người lùn kỳ lạ với dân số khoảng 20.000 người được mệnh danh là nơi có những người cha tốt nhất thế giới. Trong tập quán của tộc người Bayaka, phía bắc Congo, đàn ông sẽ đảm nhận phần lớn thời gian chăm gia đình, trông con cái, thậm chí một số người còn cho con bú.

Người vợ sẽ đảm trách việc săn bắn, hái lượm. Theo nghiên cứu, thực chất, những người đàn ông này không thể tiết ra sữa. Để những đứa trẻ không khóc vì nhớ sữa mẹ, hầu hết đàn ông trong bộ tộc đều dùng cách cho con mút núm vú của họ để chờ tới lúc vợ trở về.

Đàn ông sẽ ở nhà chăm con trong khi phụ nữ đi săn bắn, hái lượm (Ảnh: survivalinternational).


Khi nói đến bình đẳng trong việc chăm sóc con cái, người Bayaka luôn đứng đầu thế giới. Những người đàn ông trong bộ tộc dành nhiều thời gian cho con cái hơn bất kỳ đàn ông ở xã hội nào khác. Khi đứa trẻ mới chào đời, họ dành tới 47% thời gian để bế con trên tay, nâng niu và chăm sóc con cái giỏi hơn phụ nữ. Họ ít khi cùng con tham gia vào các trò chơi sôi nổi hoặc cần đến sức mạnh, thay vào đó, họ giao tiếp với nhau từ tốn, nhẹ nhàng.

Vai trò của đàn ông và phụ nữ trong bộ tộc gần như được hoán đổi cho nhau. Phụ nữ săn bắn, đàn ông chăm sóc con, chồng nấu ăn, vợ sẽ tìm nơi để di cư tiếp theo. Theo giáo sư Barry Hewlett, nhà nhân chủng học người Mỹ đã dành một khoảng thời gian sống cùng bộ tộc này cho biết, phụ nữ Bayaka có thể đi săn tới tận khi họ mang thai ở tháng thứ 8 và quay trở lại làm công việc này chỉ 1 sáng sau sinh.

Khi nói đến bình đẳng trong việc chăm sóc con cái, người Bayaka luôn đứng đầu thế giới.


Cuộc sống của bộ tộc Bayaka chủ yếu là tự cung tự cấp như săn bắn, hái lượm. Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa như đất đai, nguồn sống của họ bị lấy mất bởi thế giới văn minh.

Ngoko Madeleine, một người đàn ông Bayaka cho biết: “Trước đây, khi phụ nữ sinh con, chúng tôi thường đưa họ vào rừng để giúp nhanh phục hồi sức khỏe. Nhưng giờ đây, chúng tôi không thể làm vậy. Chúng tôi sẽ đưa con vào rừng để tránh dịch bệnh. Ngày nay, nhiều căn bệnh ập đến mà chúng tôi không thể lường trước như uốn ván, sốt rét”.

Tác giả bài viết: Tống Hoa

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP