Pháp luật

Bài 3: Những bức ảnh… “biết nói”

Những bất cập, mâu thuẫn của cơ quan chức năng huyện Yên Thành, Nghệ An; trong xử lý vụ việc, về cái chết bất thường của nạn nhân Đào Thị Hoa đã được LS Nguyễn Duy Dụ nêu quan điểm, phân tích và gửi Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an và các cơ quan chức năng cấp cao, để xem xét lại toàn bộ sự việc.

Bài 1: Người con trai từ Mỹ gửi đơn kiến nghị làm rõ cái chết bất thường của người mẹ tại Nghệ An
Bài 2: Cần làm rõ chủ nhân của những cuộc điện thoại lạ đến số máy nạn nhân

Những bức ảnh "biết nói"


Cùng tác nghiệp với nhóm PV có Luật sư Nguyễn Duy Dụ, (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và hiện là Giám đốc Công ty Luật TNHH Đông Ngàn) là người được gia đình bà Thào ông Thi ủy quyền.

Sau khi đã nghiên cứu, thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp trực tiếp những nhân chứng, khảo sát hiện trường nơi nạn nhân chết và trực tiếp làm việc với Công an, Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, luật sư Dụ đã đề nghị Cục điều tra hình sự - Tổng cục cảnh sát Bộ Công an (C45) trực tiếp xem xét, đánh giá lại toàn bộ vụ việc trên với những nội dung dưới đây:

“Về hiện trường nạn nhân nghi bị chết là đồi thông cách nhà nạn nhân khoảng trên 1.500m nên ít người đi lại bởi đường khó đi, không có lối tới, có nhiều cây rừng mọc tự nhiên (cây vọt), đất đồi, đá….

Nơi nạn nhân bỏ dép cách khoảng 300m đi chân đất thì không thể đi nổi; nếu có đi đến nơi nạn nhân treo cổ thì hai bàn chân phải có dấu vết để lại. Khoảng cách từ nút buộc phía trên cây đến mặt đất là 3m và đến nút buộc ở cổ nạn nhân là 2.17m (theo Biên bản khám nghiệm hiện trường).

Như vậy, từ nút dây thắt ở cổ nạn nhân 2.17m đến mặt đất là 0.83m. Trong khi đó xác định nạn nhân có chiều cao 1.53m với chiều cao nạn nhân 1.53m và chiều dài dây treo cổ là 3m, nút buộc ở cổ nạn nhân cách mặt đất 0.8cm (nạn nhân chết trong tư thế ngồi quỳ) thì có thực hiện được việc tự tử bằng hình thức treo cổ không? Điều này cần được xem xét đánh giá lại. (Có ảnh kèm theo).

Nạn nhân Đào Thị Hoa tại hiện trường (ảnh do anh Đào Quang Nghị cung cấp).

Phía sau bức ảnh là xác nhận của người cung cấp bức ảnh cho PV Phap luật Plus.

Theo luật sư, việc khám nghiệm tử thi xác định lưỡi thè ra khỏi cung răng, nếu miêu tả như vậy là chưa hết và khó xác định. Bởi ngoài cung răng còn có môi miệng (tức là lưỡi chưa lè ra khỏi miệng nạn nhân). Ngoài bức ảnh trên gia đình còn cung cấp rất nhiều hình ảnh cho PV và khẳng định nạn nhân không phải chết do thắt cổ.

Nhiều tình tiết bị bỏ qua

Như hình ảnh chụp để lại cho phép đánh giá thực tế lưỡi nạn nhân chưa lè ra khỏi miệng như nhân chứng xác nhận. Nếu nạn nhân tự tử bằng hình thức treo cổ thì bao giờ lưỡi nạn nhân cũng lè ra khỏi miệng; Có thể đo được độ dài của lười lè ra.

Bản khám nghiệm tử thi có mô tả: “Ở cổ có vết hằn bầm tụ máu màu nâu xám, bề mặt chai cứng không khép kín. Phía trước nằm trên sụn giáp phía bên trái cách dưới dái tai 3.5cm, phía phải cách dưới dái tai phải 4cm, khoảng hở sau gáy nằm trên đường chân tóc gáy rộng 3cm, chiều hướng của vết hằn từ trước lên trên, từ trước ra sau. Ngoài ra không phát hiện thấy vết hằn nào khác”

Căn cứ vào bản ảnh khám nghiệm tử thi, LS Dụ cho biết, không có vết hằn bầm tụ máu ở cổ nạn nhân và các vết tiếp theo như mô tả. Kết luận cũng chỉ ra rằng nạn nhân chết do treo cổ.

Tuy nhiên, mặt, cổ, ngực, bụng của nạn nhân vẫn có màu da trắng, sắc thái tự nhiên, không phù nề, bầm tím. Mặt khác, theo nhân chứng quan sát có một vết to hình trăng khuyết sau gáy (hành tủy) và nhiều vết nhỏ bầm tím.

Gia đình có hỏi Hội đồng khám nghiệm đây là vết gì? thì cán bộ khám nghiệm nói là vết do côn trùng cắn.Thê nhưng, trên ảnh chụp nhìn rất rõ vết thương này. Cần được xem xét để đánh giá lại….

Tác giả bài viết: Nhóm PV Phap luật

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP