Xã hội

Quỳ Hợp: Về xã không có người sinh con thứ 3

Năm 2015, Quỳ Hợp vinh dự là 1 trong 2 huyện của tỉnh Nghệ An có xã Châu Tiến không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Sớm ý thức được việc sinh đông con là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, dù sinh hai con gái, nhưng gia đình anh Đậu Văn Thường và chị Vi Thị Hà ở bản Phảy đã tự nguyện ký cam kết với bản không sinh thêm con.
images1306472 Tuy n truy n t i gia nh anh u V n Th ng B n Ph y
Cộng tác viên dân số đến tuyên truyền KHH gia đình tại nhà anh Đậu Văn Thường

Anh Thường tâm sự: Nhiều người vẫn suy nghĩ "Trời sinh voi, trời sinh cỏ", "Đông con hơn đông của" và quan niệm "Đủ nếp đủ tẻ", ngay bố mẹ tôi cũng sinh đến 5 người con, trai gái đủ cả, nhưng do nghèo đói không ai được học hành đến nơi đến chốn. Vì vậy, vợ chồng tôi xác định nên đẻ ít con để có điều kiện chăm lo cho chúng. Hiện đứa con gái đầu đã học lớp 9, đứa con gái út đã học lớp 3. Hiện kinh tế gia đình dù chưa phải là giàu có, nhưng cũng thuộc diện khá giả trong bản, gia đình, vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc, hai cháu đều chăm ngoan, học giỏi, biết kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ, nhiều năm liền gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa".
images1306473 K cam k t kh ng sinh con th 3 t i gia nh anh Vi V n L
Gia đình anh Vi Văn Lê ký cam kết không sinh con thứ 3 trở lên

Cũng giống gia đình anh Thường, gia đình anh Vi Văn Lê và chị Lương Thị Ngọc cũng là gia đình sinh con 1 bề (cả hai đều là trai) một điển hình trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình và phát triển kinh tế. Anh Lê cho rằng, trai hay gái cũng như nhau, quan trọng là bố mẹ phải có trách nhiệm chăm lo nuôi dạy con cái trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Từ nhận thức ấy, gia đình anh Lê quyết định dừng lại ở con thứ hai để có điều kiện chăm sóc các con tốt hơn và có thời gian tập trung phát triển kinh tế gia đình. Năm 2011, gia đình anh Lê đã làm được ngôi nhà gỗ khang trang trị giá trên 500 triệu đồng và đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, kinh doanh dịch vụ, làm nghề gỗ lũa cho thu nhập cao.

Mặc dù Châu Tiến là xã cách trung tâm huyện Quỳ Hợp hơn 30 m, tỷ lệ đồng bào dân tộc Thái chiếm đến 91% là địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều nhưngngay từ đầu năm Ban DS/KHHGĐ đã xây dựng kế hoạch hoạt động truyền thông hàng tháng, hàng quý và cả năm. Từ đó Ban DS/KHHGĐ xã Châu Tiến đã thường xuyên chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan như: Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Ban văn hoá, Trạm y tế, Hội CCB và Đoàn thanh niên để tuyên truyền lồng ghép bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng về nội dung nên đã tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cộng đồng về công tác DS/KHHGĐ.

images1306474 i ng CTV sinh ho t trao i nghi p v tuy n truy n
Một buổi sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền của cộng tác viên dân số xã Châu Tiến

Chị Nguyễn Thị Hiền, cán bộ chuyên trách dân số xã Châu Tiến cho biết: Ngoài thực hiện tốt các chiến dịch, cần phải tuyên truyền sát đúng các chỉ thị nghị quyết về chính sách dân số như: Chỉ thị sô: 09-CT/TU ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Ban thường vụ Tỉnh Ủy về Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 26/6/2009 của Ban thường vụ Tỉnh Ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong tình hình mới. Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Nghệ An; Nghị quyết 134/2012/NQ-HĐND huyện Quỳ Hợp ngày 28 tháng 12 năm 2012 về Quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Nhờ đó, người dân thực hiện tốt chính sách dân số dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt.

Với cách tuyên truyền vận động như vậy, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, mặc dù xã khó khăn, nguồn thu ít, nhưng bình quân mỗi năm xã Châu Tiến trích ngân sách từ 10 đến 15 triệu đồng để chi cho các hoạt động của dân số. Năm 2015 xã Châu Tiến đã tổ chức được 12 cuộc tuyên thông dân số tại xã và 9 xóm bản; Tổ chức được 2 đợt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Trạm y tế xã thu hút được 150 đối tượng tham gia và phát hiện 95 trường hợp viêm nhiễm được điều trị phụ khoa. Toàn xã có 505 chị có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhờ tuyên truyền vận động tốt đã có 422 chị áp dung các biện pháp tránh thai, đạt tỷ lệ 85%.

Trong năm có 42 chị sinh con, trong đó 22 trẻ là con thứ nhất và 22 trẻ là con thứ 2, không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. Đây là thành tích từ khi chia tách thành lập xã Châu Tiến trong suốt 23 năm qua lần đầu tiên mới đạt được.

Trao đổi với chúng tôi ông Hoàng Quang Tiệp - Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban DS-KHHGĐ xã Châu tiến cho biết: Tuy xã vùng sâu vùng xa nhận thức của nhân dân còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng ủy, chính quyền chúng tôi rất quyết tâm, sâu sát để nắm bắt tình hình. Từ năm 2012 đến năm 2014, mỗi năm trên địa bàn xã chỉ có 2 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. Xác định tỷ lệ sinh con thứ 3 không nhiều nên chúng tôi đã tổ chức ký cam kết không sinh con thứ 3 xuống tận hộ gia đình, giao cho các tổ chức đoàn thể trực tiếp quan tâm vận động đoàn viên, hội viên mình, giao cho mặt trận Tổ Quốc giám sát chặt chẽ. Hàng năm, trích một phần kinh phí hỗ trợ cho Ban dân số tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên dân số của xã yêu nghề, nhiệt tình, đến tận hộ nắm bắt tâm tư nguyện vọng để tuyên truyền cho từng đối tượng cụ thể nên xã chúng tôi vinh dự lần đầu tiên đạt được thành tích xã không có người sinh con thứ 3 trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016.

Với việc tuyên truyền vận động hiệu quả trong công tác Dân số -KHHGĐ “mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 - 2 con để nuôi dạy cho tốt" đã góp phần đưa đời sống của nhân dân xã vùng cao Châu Tiến từng ngày khởi sắc. Châu Tiến vinh dự là 1 trong hai xã của tỉnh Nghệ An đạt được thành tích xã không có người sinh con thứ 3 trở lên trong năm 2015.

Tác giả bài viết: Thu Hường

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP