Xã hội

Nghê An: Ruộng bỏ hoang, nước cạn kiệt, dân gồng mình chống hạn

Mưa ít cộng với nắng nóng kéo dài nên nguồn nướcc ngầm, lượng mưa đổ về các sông suối suy giảm. Trận hạn hán lịch sử đang gây khó khăn từng ngay trên mảnh đất miền Trung.

Thiếu nước, dân bỏ ruộng hoang

Diễn Lâm là một xã miền núi của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, là xã có diện tích tự nhiên và dân số lớn nhất huyện, với diện tích tự nhiên 3.315,69 ha, dân số có 14.700 người, 3.400 hộ. Trong những năm gần đây thời tiết diễn biến phức tạp, lượng mưa hàng năm ít nên lượng nước trong các hồ chứa thường xuyên thiếu hụt so với thiết kế, tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra.

Cho tới thời điểm này, ở xã Diễn Lâm, cái thiếu nhất vẫn là nước tưới tiêu và phục vụ chăn nuôi. PV báo điện tử Sức khỏe cộng đồng đã trực tiếp đi xuống từng nơi để tìm hiểu và nắm bắt tình hình đang diễn ra, ông Tạ Quang Huy (cán bộ địa chính xã Diễn Lâm) cho biết: "Riêng xã Diễn Lâm có 6 hồ đập lớn nhỏ trên địa bàn cung cấp nước tưới cho 700ha đất canh tác, cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi và điều hòa môi trường trong vùng. Trong những năm qua, tình hình diễn biến vô cùng khó khăn của thời tiết, tình trạng hạn hán do hồ đập thiếu nước thường xuyên xảy ra, đồng thời do lòng hồ bị cát sỏi bồi lấp quá thời gian dài làm giảm khả năng trích trữ của hồ”.

20 ha dat ruong cua ba con nhan dan do thieu nuoc tram trong nen danh chiu bo hoang bb baaabCPhdc
20 ha đất ruộng bị bỏ hoang do thiếu nước


Thực tế cho thấy tại khu vực đập Đình Dù, đập Bầu Da đã cạn nước ở lưu vực của 2 đập, khu vực này cung cấp cho Xã Diễn Lâm và một số xã trên địa bàn huyện Yên Thành. Như đập Đình Du cung cấp cho hợp tác xã Bắc Lâm nhưng đến thời điểm này thì vô cùng thiếu nước.

Trao đổi với phóng viên, ông Tạ Thanh Hảo (Chủ tịch UBND xã Diễn Lâm) nói: "Xã Diễn Lâm có 25 xóm, từ năm 2015 đến nay có 5 xóm bị bỏ hoang, với 20 ha gồm xóm 2 bắc, xóm 4 bắc, xóm 10 bắc, xóm 11 bắc và xóm 12 bắc do hạn hán không có nước cho tưới tiêu. Với tỷ lệ sản xuất nông nghiệp chiếm 98% dân số, phải chuyển 78 ha sang canh tác hoa màu, chi phí đội lên mà lợi nhuận rất thấp dẫn đến không đảm bảo đời sống của nhân dân trong vùng”.

ng ta thanh hao chu tich ubnd xa dien lam bb baaacCyNGI
Ông Tạ Thanh Hảo (Chủ tịch UBND xã Diễn Lâm) trao đổi với PV


Hiện nay, dù đã đến thời vụ thứ hai, nhưng ở xã Diễn Lâm, các ao hồ, sông suối đã cạn kiệt, lòng hồ lộ rõ nhiều gốc cây khô và các vết nứt của đất bùn phơi nắng, "mấy năm nay không có nước nên không thể canh tác, cuộc sống của người dân đi vào bế tắc, chỉ mong ông trời thương xót cho nỗi thống khổ của chúng tôi mà có mưa. Những nơi còn canh tác, những người dân đang làm lúa đứng ngồi không yên không biết lấy nước ở đâu để tưới tiêu cho ruộng lúa" - một người dân địa phương chia sẻ
long dap da gan nhu can kiet tro day chi con lai dong nho bb baaacwznyi
Các ao hồ, sông suối đã cạn kiệt, lòng hồ lộ rõ nhiều gốc cây khô và các vết nứt của đất bùn phơi nắng


Nhìn vào những đường nứt nẻ ngang dọc dưới ruộng, một người dân khác lo lắng trải lòng: Gia đình tôi vừa gieo mấy sào lúa nhưng với tình trạng này thì lúa cũng chết mất thôi

Đi tìm phương pháp giải quyết

Thấu hiểu nỗi khó khăn của người dân, UBND xã Diễn Lâm luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân dân, tham mưu, hướng dẫn mọi cách để đời sống nhân dân ngày càng đi lên. Kiến nghị đến các cấp ban ngành liên quan những phương án tốt nhất cho công cuộc đổi mới đời sông nhân dân.

Ngày 18/06/2016 tại xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Sở NN&PTNN giao cho Chi cục Thủy Lợi chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Diễn Châu, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An, UBND xã Diễn Lâm và các đơn vị có liên quan kiểm tra thực địa tại các hồ Bàu Da, Đình Dù tại xã Diễn Lâm.

Đoàn kiểm tra đã nghiên cứu về các quy định của pháp luật liên quan đến phạm vi lòng hồ, vùng phụ cận, điều kiện về sử dụng đất trong phạm vi lòng hồ. Quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Qua khảo sát tại địa phương, hiện nay, tại khu vực đập Đình Du, đập Bàu Da đã cạn nước ở lưu vực của 2 đập để tiến hành xây dựng công trình trên địa bàn gồm đường giao thông trục xã và xóm dài 8km, xây dựng chợ mới 1,1 ha, hạ tầng khu dân cư tập trung tại khu vực trung tâm chợ Tảo 1,2 ha thì nhu cầu cần một lượng đất sỏi khoảng 3500m3.

Bên cạnh đó, thực hiện chương trình mục tiêu hóa Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, UBND huyện Diễn Châu đã đăng ký với UBND tỉnh Nghệ An về đích năm 2020, xã Diễn Lâm về đích năm 2016. Để đạt được mục tiêu trên đây, việc sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương như đất, đá, cát, sỏi,...để giảm giá thành công trình, giảm nguồn vốn góp của nhân dân là cần thiết. Vì vậy, góp phần cải thiện tình trạng hạn hán bằng việc nạo vét lòng hồ chứa trước mùa mưa lũ, đồng thời tận dụng đất, sỏi,...làm vật liệu xây dựng công trình hạ tầng tại địa phương.

Đề nghị UBND tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp và PTNN, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An, UBND huyện Diễn Châu có sự quan tâm nhiều hơn nữa để đời sống nhân dân được cải thiện và xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Tác giả bài viết: Cẩm Tú

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP