Xã hội

Đối thoại chính sách về di cư an toàn và phòng chống mua bán người tại xã Quỳnh Thanh

Sáng ngày 28/9/2016, tại xã Quỳnh Thanh, Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu phối hợp với Văn phòng thông tin di cư MRC tỉnh Nghệ An tổ chức đối thoại chính sách về di cư an toàn và phòng chống mua bán người. Đây là một trong những chương trình nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực chính phủ để hỗ trợ người di cư dễ bị tổn thương ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và Malaisia”.

Các đại biểu tham dự buổi đối thoại


Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói chung, xã Quỳnh Thanh nói chung tình trạng người lao động đi làm việc tại nước ngoài có chiều hướng ngày một gia tăng. Riêng phụ nữ có hơn 2.000 người đi làm ăn xa khỏi địa bàn. Trong số đó, có nhiều lao động chưa hiểu rõ thông tin nên đã ảnh hưởng đến quyền lợi của mình trong quá trình tham gia lao động. Nhằm giúp người lao động hiểu rõ những thông tin về XKLĐ, đồng thời hiểu rõ những thông tin về di cư trái phép, tránh được rủi ro, đặc biệt là nguy cơ bị mua bán người, tại buổi đối thoại hơn 250 người là cán bộ, hội viên phụ nữ đại diện cho các hộ dân trên địa bàn xã Quỳnh Thanh đã được tiếp thu kiến thức về phòng chống mua bán người và những kỹ năng cần thiết khi di cư nhằm phòng tránh rủi ro. Cũng tại buổi đối thoại, chị em phụ nữ đã tích cực tham gia đặt những câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: trình tự thủ tục cần thiết để có thể đi xuất xuất khẩu lao động ở các nước có nhu cầu, chế độ hỗ trợ cho người lao động khi gặp rủi ro, cần trang bị những kiến thức cần thiết như thế nào để tránh là nạn nhân của tội mua bán người; thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách với mục đích sử dụng cho việc xuất khẩu lao động, tìm kiếm thị trường lao động, trợ giúp pháp lý khi kết hôn với người nước ngoài... Những vấn đề này đã được các phòng, cơ quan chức năng liên quan của huyện Quỳnh Lưu giải đáp.

Quỳnh Thanh là địa phương thứ 4 trên địa bàn huyện được triển khai chương trình này. Thông qua chương trình đối thoai sẽ giúp người lao động có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi di cư. Qua đó, góp phần thúc đẩy công tác XKLĐ an toàn trên địa bàn. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nạn nhân bị mua bán trở về tiếp cận các dịch vụ hướng nghiệp, dạy nghề, giúp các nạn nhân sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng./.

Tác giả bài viết: Thanh Nhàn (Đài Quỳnh Lưu)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP