Trong nước

Quốc lộ bị uốn cong vì vướng nhà thờ họ: Theo Luật Di tích, phải di dời

Liên quan sự việc QL8B đoạn qua huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bị bóp méo do vướng phải nhà thờ họ Đặng, trả lời báo Tiền Phong ngày 17/2, Phó GĐ Sở VHTTDL Hà Tĩnh Nguyễn Cảnh Thụy nói: “Theo Luật Di tích thì phải di dời”.

>>>Nhà thờ họ trên hành lang ATGT: Chủ tịch sẽ trả lời
>>>Đường “thắt cổ chai” vì vướng nhà thờ họ chủ tịch tỉnh
>>>Nhà thờ họ Đặng nằm lấn quốc lộ
>>>Hà Tĩnh: Hãy đối xử công bằng với di tích lịch sử văn hoá
>>>Nhà thờ họ trên hành lang Quốc lộ: Trách nhiệm của ai?

14b TAMO
QL8B bị uốn cong do vướng phải nhà thờ họ Đặng

Ông Thụy giải thích: Trong quy định quản lý di tích có ba loại di tích (đặc biệt quốc gia, quốc gia và cấp tỉnh), tùy thuộc vào thực tế và đặc thù để phân chia đơn vị quản lý về mặt nhà nước. Ở đây, di tích nhà thờ họ Đặng tại Nghi Xuân giao cho thị trấn Nghi Xuân quản lý”. Khi dự án QL8B được triển khai (do UBND huyện Nghi Xuân làm chủ đầu tư), cả nhà thầu và địa phương này đều phải có giải pháp quy hoạch trước khi đưa ra bản thiết kế tuyến đường, con đường thẳng tắp trở nên “cong mềm mại” vì vướng phải nhà thờ họ.

Ông Thụy cũng nói, quan điểm của Sở là không chối trách nhiệm, tuy nhiên dự án mở rộng tuyến QL8B qua huyện Nghi Xuân được triển khai từ năm 2010 nhưng mãi đến năm 2014 UBND huyện này mới lần đầu tiên mời Sở VHTTDL về tham dự cuộc họp bàn về giải pháp giải tỏa một phần của nhà thờ nằm trong hành lang ATGT. “Cuộc họp năm đó phía họ Đặng chỉ có 2 người nhưng cuối cùng cả hai người này cũng không thống nhất (người đồng ý giải tỏa, người không) và cuối cùng không đưa ra được biện pháp cuối cùng và từ đó tới nay vẫn dậm chân tại chỗ, dẫn đến sự việc con đường bị bóp méo”.

Nhận định về điều này, ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở VHTTDL Nghệ An nói: “Đối với bất cứ loại hình di tích cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia nào khi nằm trong diện phải di dời vì những công trình nhà nước như đường giao thông, bến cảng, nhà ga... đều phải di dời theo quy định. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này không phải đơn giản, muốn làm là làm ngay mà cần phải có sự họp bàn giữa các bên liên quan và đặc biệt là sự thống nhất một ý trong dòng họ. Đối với di tích lịch sử cấp tỉnh thì việc giải quyết thuộc về chủ tịch UBND tỉnh đó”.

“Bây giờ, làm cái gì, có di dời được di tích hay không thì hãy để chủ di tích và UBND huyện Nghi Xuân thống nhất. Luật di sản chỉ hạn chế mức thấp nhất khi làm biến dạng di tích chứ không phải là cấm tuyệt đối. Theo luật thì di tích họ Đặng trên QL8B sẽ phải di dời”, ông Nguyễn Cảnh Thụy nói.

Tác giả bài viết: Việt Hương

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP