Thế giới

'Vụ Đại sứ Nga bị giết không châm ngòi thế chiến III'

Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ám sát công khai và là sự kiện gây chấn động thế giới ngày qua, đặc biệt trong bối cảnh chiến sự tại Syria đang trong giai đoạn quyết định.

Kênh Russia Today đăng tải bài bình luận của tác giả Pepe Escobar:

Thi hài của Đại sứ Andrei Karlov được đưa về nước. Ảnh: RT


Theo tác giả, vụ việc ở Ankara năm 2016 không giống như từng xảy ra tại Sarajevo năm 1914 (Thái tử Áo Hung bị ám sát, gây bùng nổ Thế chiến I). Đây cũng không phải mở đầu cho Thế chiến III. Kẻ nào đã âm mưu ám sát một nhà ngoại giao điềm tĩnh, hòa nhã, kiểu truyền thống như Đại sứ Andrei Karlov, tức là đã liều lĩnh chuyển súng sang chế độ nạp đạn tự động.

Sát thủ Melvut Mert Altintas, 22 tuổi, tốt nghiệp trường cảnh sát. Altintas đã bị cơ quan Cảnh sát Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (TNP) đình chỉ vì nghi có mối liên hệ với Tổ chức Khủng bố Fethullahist (FETO), do giáo sĩ lưu vong tại Mỹ Fethullah Gulen đứng đằng sau. Altinas bị tạm đình chỉ công việc sau vụ đảo chính không thành, nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan hôm 15/7, và trở lại làm việc hồi tháng 11.

Rất nhiều người ủng hộ giáo sĩ Gulen thâm nhập vào hàng ngũ TNP, chuyện này không có gì bí mật. Sau vụ ám sát, Tổng thống Erdogan/AKP càng mạnh tay hơn để đàn áp mạng lưới của Gulen. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tập trung điều tra, không chỉ vào các kẽ hở an ninh tại trung tâm nghệ thuật ở Ankara, mà còn hơn thế nữa.

Sát thủ mặc bộ đồ đen và hô to khẩu hiệu trả thù ‘cho Aleppo’, và “Thượng đế vĩ đại”, cả bằng tiếng Thổ và tiếng Ả Rập. Điều này cho thấy mối liên hệ nào đó tới cách nói của nhóm Hồi giáo cực đoan.

Sự việc xảy ra đúng thời điểm then chốt, chỉ một ngày trước khi các Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có cuộc gặp tại Moscow để thảo luận chiến lược về Syria. Các nhà ngoại giao đã tăng cường liên lạc trong suốt vài tuần qua về một thỏa thuận toàn diện tại Aleppo và hơn thế nữa.

Vụ tấn công cũng diễn ra ngay sau một thỏa thuận then chốt mà Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vừa thiết lập, mà theo đó ngụ ý chưa đầy vài chục ngàn ‘quân nổi dậy ôn hòa’ đáp lại mệnh lệnh của Thổ Nhĩ Kỳ, được phép sử dụng ‘hành lang’ để rút khỏi Aleppo. Ankara hoàn toàn nhất trí với kế hoạch này. Bản thân việc này cũng loại trừ khả năng Ankara ‘gắp lửa bỏ tay người’.

Về phần mình, ông Putin đã nói rõ ràng là ông muốn biết ai là kẻ ‘chỉ đạo’ tay sát thủ. Điều này có thể được hiểu là mật mã tinh vi cho thấy tình báo Nga đã biết rất nhiều.

Bức tranh lớn

Trên phương diện song phương, Moscow và Ankara đang sát cánh chống khủng bố. Nga mời Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tới Moscow để đàm phán về hệ thống phòng không. Thương mại đôi bên lại phát triển trở lại, bao gồm cả việc xây dựng một quỹ đầu tư chung. Còn về năng lượng, dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đã được thông qua tại Ankara hồi đầu tháng này.

Những người trong Khối Đại Tây Dương lo lắng khi Moscow, Ankara và Tehran đang tham gia đầy đủ vào việc thiết kế nên tương lai hậu chiến của Aleppo ở Syria, mà không có sự tham gia của cả NATO lẫn GCC (Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh).

Trong ngữ cảnh này thì cần phải giải thích cho việc Các lực lượng Đặc nhiệm Syria bắt giữ một loạt đặc vụ của NATO-GCC, bố trí trong ‘liên minh’ do Mỹ dẫn đầu tại Aleppo.

Nghị sĩ Syria Fares Shehabi, đứng đầu phòng Thương mại tại Aleppo, đã công bố danh tính của các đặc vụ của liên minh bị bắt; phần lớn là người Ả Rập Xê Út; những người còn lại mang quốc tịch Qatar, Maroc, Jordan,Thổ, Mỹ và Israel. Như vậy chỉ có hai đặc vụ của NATO, nhưng mối liên hệ giữa NATO-GCC còn hơn cả mức được thiết lập. Nếu bị buộc tội – trong trường hợp ‘nếu’, thì những quân nhân và chỉ huy thực địa của liên quân, trước kia từng cố vấn cho các ‘quân nổi dậy ôn hòa’, nay trở thành một món hời trong tay của Syria để mặc cả.

NATO lẫn GCC đều làm thinh trước việc này. Điều này có thể ngầm ý về một thỏa thuận kín tiếng để phóng thích những tù nhân có giá trị cao, càng củng cố thêm vị thế cho Syria.

Chính Putin chứ không phải ai khác thiết lập nên trục Nga – Iran – Thổ, nhằm đối phó với các vấn đề trên thực địa Syria, song song với nghị quyết của Liên Hợp Quốc tại Geneva. Về mặt ngoại giao, Moscow nhấn mạnh rằng công việc của trục này nhằm bổ sung cho Geneva. Sự thực thì đây là công việc duy nhất dựa trên thực tế. Và trục này sẽ ký kết và thiết lập một giới hạn dứt khoát trên thực địa trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump vào Nhà Trắng.

Nói tóm lại, dự án thay đổi chế độ trị giá hàng tỷ USD của NATO và GCC ở Syria đã thất bại. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan dường như đã lĩnh hội bài học về chính trị thực dụng.

Bức tranh toàn cảnh rõ ràng là không thể chấp nhận đối với những người theo trường phái tân bảo thủ/tân tự do bảo thủ trong Khối Đại Tây Dương. Thổ Nhĩ Kỳ đang xoay chiều theo phái Á-Âu một cách chậm mà chắc: tạm biệt EU, và sau đó là NATO; hoan nghênh Con đường Tơ lụa mới; Liên minh Kinh tế Á Âu (EEU) do Nga thúc đẩy; Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO); quan hệ đối tác Nga – Trung; và Thổ Nhĩ Kỳ là cửa ngõ quan trọng trong hội nhập Á-Âu.

Để làm được điều này, ông Erdogan đúc kết ra rằng Ankara phải ‘cùng hội cùng thuyền’ với Nga – Trung Quốc – Iran về lâu dài, để lập lại hòa bình và xây dựng lại Syria, biến nơi đây thành một cửa ngõ then chốt trong Con đường Tơ lụa mới. Chắc chắn là chẳng có gì phải nghĩ nhiều giữa điều này và một ‘liên minh’ gồm những lợi ích phù du giữa Qatar, Ả Rập Xê Út và Mỹ.

Nhưng chớ quên rằng, sẽ có đổ máu.

Tác giả bài viết: Lê Thu

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP