Pháp luật

Rừng đầu nguồn Kỳ Sơn bị phá hoại

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, đặc biệt là khu vực đường biên giới thuộc xã Mỹ Lý, tình trạng khai thác gỗ trái phép diễn ra rất phức tạp. Đã có nhiều cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, thế nhưng vẫn chưa thể giải quyết được với lý do đường biên chưa phân định rõ ràng.

Số gỗ khai thác trái phép khu vực biên giới Việt Nam – Lào, từ mốc Quốc giới 389 đến mốc 392 giữa xã Mỹ Lý huyện Kỳ Sơn và bản Bom Bay huyện Mường Quắn tỉnh Hủa Phăn (Lào) chủ yếu là gỗ Pơ mu. Mặc dù các ngành chức năng đã vào cuộc một cách quyết liệt nhưng tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trên địa bàn vẫn thường xuyên xảy ra. Các đối tượng khai thác, mua, bán và vận chuyển lâm sản chủ yếu là người dân sống trong vùng lõi và vùng giáp ranh. Với các hoạt động tinh vi, xảo quyệt để qua mặt cơ quan chức năng. Ông Lương Văn Bảy – Phó chủ tịch UBND xã Mỹ Lý – Kỳ Sơn cho biết: Vừa qua, trên địa bàn xã Mỹ Lý, đặc biệt là 2 bản Nhọt Lợt và Phà Chiếng và bản Bom Bay huyện Mường Quắn (Lào) tình trạng khai thác gỗ diễn ra rất phức tạp nên chúng tôi cũng đã kiến nghị lên cấp trên để xử lý.
images1329754 Still1126 00002
Hiện trường số gỗ khai thác trái phép khu vực biên giới Việt Nam – Lào, từ mốc Quốc giới 389 đến mốc 392 giữa xã Mỹ Lý huyện Kỳ Sơn và bản Bom Bay - huyện Mường Quắn - tỉnh Hủa Phăn (Lào)

Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu mà vào những năm 2007 đến 2009 cũng đã xảy ra tình trạng này, thế nhưng, cơ quan quản lý bảo vệ rừng cũng như chính quyền địa phương sở tại từ huyện đến xã vẫn còn lúng túng trong cách giải quyết. Mới đây, vào ngày 20/9/2016, UBND huyện Kỳ Sơn phối hợp với Đồn biên phòng Mỹ Lý cùng lực lượng dân quân tự vệ, các xóm, bản cử tổ công tác trực tiếp lên cắm chốt nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tai khu vực đường biên này. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời do địa hình quá phức tạp nên rất khó khăn cho tổ công tác hoạt động. Ông La Văn Chánh – Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết thêm: Trong quá trình thấy gỗ khai thác trái phép nhưng huyện chưa xác định được ai khai thác nên đã thành lập đoàn liên ngành lên cắm chốt để kiểm soát khu vực đấy.



Để giải quyết tình trạng này, ngày 09/11/2016, UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Đoàn liên ngành song phương tỉnh Nghệ An phối hợp với Uỷ ban biên giới Quốc gia và chính quyền tỉnh Hủa Phăn - Lào tiến hành kiểm tra thực địa, xác định đường biên, mốc giới từ mốc 389 đến mốc 392, đồng thời xác minh số cây bị chặt hạ trái phép để có biện pháp xử lý. Qua công tác kiểm tra, số lượng số lượng lâm sản bị khai thác trái phép tại khu vực này là 65 cây với khối lượng 126m3.

2images1329756 Still1126 00001
Để “máu rừng” ngừng chảy, cần tăng cường phối hợp song phương để bảo vệ rừng đầu nguồn khu vực biên giới Kỳ Sơn

Ông Trần Ngọc Chính – Phó chi cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh cho rằng: Số lượng gỗ chủ yếu khai thác dọc 2 bên đường biên giới và đối tượng khai thác đi từ Lào sang, nên giờ để vận chuyển gỗ về rất cần nước bạn Lào hỗ trợ, bên cạnh đó, về lâu dài, chúng tôi cũng sẽ phối hợp tốt để quản lý lâm sản rên khu vực biên giới này.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phòng ngừa và ngăn chặn không để các vụ việc khai thác tái diễn, về lâu dài cần tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng ngay tại gốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận đồng đồng bào 2 bên biên giới không vào rừng khai thác gỗ trái phép. Lượng chức năng 2 bên cần phối hợp tuần tra song phương, nắm tình hình, kiểm tra, truy quét các đối tượng vi phạm, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ phá rừng, có như vậy “máu rừng” mới không còn chảy.

Tác giả bài viết: Hữu Song

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP