Kinh tế

Trồng rau bù lấy ngọn cho thu nhập cao

Những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều người dân ở huyện Anh Sơn đã đưa vào trồng rau bù lấy ngọn mang lại thu nhập cao, mỗi sào cho thu nhập 10 triệu đồng/vụ.

Vụ Đông năm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Ngà, thôn 7 - xã Phúc Sơn sản xuất 3 sào bù lấy ngọn. Anh Ngà cho biết: Hiện nay, ngọn và hoa bù rất được thị trường rất ưa chuộng, vì vậy đầu ra luôn đảm bảo, bán được giá. Cứ cách 1- 2 ngày gia đình anh lại thu hái 1 lần.
trong rau bu
Với 3 sào trồng bù lấy ngọn đã cho gia đình anh Nguyễn Văn Ngà thôn 7 xã Phúc Sơn có nguồn thu hơn 30 triệu đồng/vụ.

Theo kinh nghiệm của anh Ngà thì khi thu hái lứa đầu dùng dao cắt tất cả các ngọn cách gốc 10-15cm. Sau đó, làm sạch cỏ, bón thúc đạm. Khi ngọn gốc tiếp tục nẩy mầm, chọn giữ lại 2-3 ngọn khỏe nhất, còn lại ngắt bỏ để tập trung nuôi ngọn to, mập. Các lứa thu hái tiếp theo cũng làm như vậy khi ngọn đã vươn dài 40-50cm, cắt ngọn sát gốc, tiếp tục bón thúc, vun xới cho bù ra nhiều ngọn mới có chất lượng cao. Với 3 sào trồng bù lấy ngọn đã cho gia đình anh Ngà có nguồn thu hơn 30 triệu đồng/vụ.
trong rau bu 1
Với 2 sào bù, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Hà cắt được 30 bó ngọn và hoa, giá bán hiện tại 5-6.000 đồng/bó. Tính thu nhập bình quân từ ngọn và hoa, trừ các chi phí, chị Hà thu lãi về hơn 10 triệu đồng/sào/vụ

Còn gia đình chị Nguyễn Thị Hà ở thôn 4 - xã Lĩnh Sơn có 2 sào đất bãi ven sông Lam chuyên trồng bù lấy ngọn và hoa để bán. Đang thoăn thoắt cắt những ngọn rau bù xanh non mập mạp, chị Hà chia sẻ: Bù là loại cây dễ trồng, ít công chăm sóc và rất có giá. Với giống bù siêu ngọn sau khi xuống giống 1,5 tháng là cho thu hoạch. Ngọn bù được thu liên tục trong khoảng từ 4-5 tháng mới phải phá đi để trồng lại lứa mới. Tranh thủ sáng sớm hoặc buổi trưa là chị ra thu hái. Với 2 sào bù, mỗi ngày chị cắt được 30 bó ngọn và hoa, giá bán hiện tại 5-6.000 đồng/bó. Tính thu nhập bình quân từ ngọn và hoa, trừ các chi phí, chị Hà thu lãi về hơn 10 triệu đồng/sào/vụ.
trong rau bu 2
Hiện nay ngọn và hoa bù rất được thị trường rất ưa chuộng, vì vậy đầu ra luôn đảm bảo, bán được giá

Ông Phạm Văn Quý - Chủ tịch UBND xã Lĩnh Sơn cho biết: Toàn xã hiện có hơn 5 ha rau bù trồng lấy ngọn được người dân trồng chủ yếu ở vùng đất bãi ven Sông Lam, tập trung nhiều ở thôn 4. Xã đang khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng cây bù lấy ngọn để xây dựng vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng lợi thế diện tích sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, sạch, mang lại đặc trưng riêng của xã Lĩnh Sơn.
trong rau bu
Hiện nay cây bù lấy ngọn được nhiều trồng trên đất đồng vệ, đất bãi ở các xã Cẩm Sơn, Thạch Sơn, Phúc Sơn, Lĩnh Sơn với diện tích toàn huyện từ 20- 25ha

Hiện nay, cây bù lấy ngọn được nhiều trồng trên đất đồng vệ, đất bãi ở các xã Cẩm Sơn, Thạch Sơn, Phúc Sơn, Lĩnh Sơn với diện tích tòan huyện từ 20- 25ha. Theo các hộ dân đánh giá, bù là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, giống cây trồng này lại không có nhiều sâu bệnh gây hại, tốn ít công lao động mà cho hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, việc mở rộng diện tích bằng hình thức chuyên canh cây bù để lấy ngọn làm rau, đang là hướng đi đúng được huyện Anh Sơn triển khai tới tất cả các địa phương, từ đó, giúp người dân có một hướng đi mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tác giả bài viết: Thái Hiền

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP