Giáo dục

1.800 tỷ đồng đổi mới giáo dục phổ thông được dùng ra sao?

Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông trị giá 80 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng - tính theo tỷ giá hiện hành) vừa được khởi động chiều 17/1.

Trong số này, 77 triệu USD là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới và 3 triệu USD vốn đối ứng.Dự án được phê duyệt từ năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020.

Kinh phí thực hiện dự án như sau:

Các thành phần dự án Kinh phí

1.Thành phần Hỗ trợ phát triển chương trình 16,431,850

1.1 Xây dựng chương trình (gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học) 6,414,900

1.2 Thực hiện chương trình 10,016,950

Thành phần 2: Hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới 20,568,150

2.1 Biên soạn một bộ sách giáo khoa (do Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện) 16,068,150

2.2 Cung cấp sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn 4,500,000

Thành phần 3: Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và sách giáo dục phổ thông 37.545,000

3.1.Xây dựng Trung tâm Quốc gia Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và Trung tâm Quốc gia Khảo thí ngoại ngữ 18,535,700

3.2 Tăng cường năng lực phát triển chương trình và đánh giá giáo dục học sinh 15,509,300

3.3 Triển khai đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh 3,5000,000

Thành phần 4: Quản lý dự án 2,4550,000

Dự phòng 3,000,000

Nguồn: Ban Quản lý dự án

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP