Cuộc sống

Cứ nấu theo cách này, biết đâu mẹ chồng sẽ thủ thỉ hỏi sao bạn nấu cơm ngon thế

Hãy cùng xem để có nồi cơm ngon lại không bị mất chất, ta phải làm thế nào nhé.

Cơm là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Được nấu từ gạo tẻ với lượng nước phù hợp, cơm luôn là món chủ lực trong những bữa cơm Việt. Bất kì người phụ nữ nào, thậm chí cả đàn ông, điều đầu tiên họ được học khi vào bếp đó chính là nấu cơm.

Ngày nay, dù đã có nồi cơm điện nhưng dù cho đã nấu không biết bao nhiêu nồi cơm thì làm sao để cơm ngon, dẻo, không mất chất thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn thắc mắc về những vấn đề trên thì nhất thiết phải đọc bài viết này. Hãy cùng xem để có nồi cơm ngon lại không bị mất chất, ta phải làm thế nào nhé.

nau com 1
Cơm là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. (Ảnh: Internet)

Việc đầu tiên cần làm trước khi bắt cơm lên bếp chính là vo gạo. Nếu bạn vẫn có thói quen vo kỹ gạo để sạch bụi bẩn thì hãy từ bỏ ngay nhé. Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến cơm phần nào mất đi khoáng chất và các chất dinh dưỡng đấy. Thay vào đó, bạn nên cho nước vào thau hoặc nồi rồi mới cho gạo vào vo. Khi vo, chỉ cần đảo sơ 1 đến 2 lần để bỏ bụi bẩn, bụi trấu là được, không được chà xát gạo thật mạnh vào rổ hay dùng hai tay chà gạo.
vogao
Khi vo, chỉ cần đảo sơ 1 đến 2 lần để bỏ bụi bẩn, bụi trấu là được, không được chà xát gạo thật mạnh vào rổ hay dùng hai tay chà gạo. (Ảnh: Internet)

Sau khi vo gạo, bạn có thể ngâm gạo trong nước khoảng 30 phút trước khi nấu sẽ giúp cơm được ngon hơn, chín đều và không bị nát. Lưu ý rằng nên dùng lượng nước ngâm gạo để nấu luôn, đừng đổ bỏ đi. Nếu không có thời gian, bạn có thể bỏ qua bước này.

Một điều quan trọng không kém để nấu được nồi cơm ngon đó là lượng nước đổ vào nồi. Ai cũng biết rằng nước quá nhiều thì cơm sẽ nhão, nước ít thì cơm lại khô. Khi dùng một loại gạo suốt nhiều năm, bạn sẽ biết được sẽ đổ bao nhiêu nước vào nồi. Nhưng với loại gạo mới dùng thì sao? Rất đơn giản, bạn chỉ cần theo nguyên tắc cơ bản như thế này, tỉ lệ nước gạo và nước là 1:1,5. Ví dụ nhé, nếu bạn nấu 1 chén gạo, bạn sẽ đong 1,5 chén nước, 2 chén gạo là 2,5 chén nước. Hoặc bạn có thể đổ nước vào làm sao cho mực nước cao hơn mặt gạo khoảng 4 đến 6mm là ổn. Nếu có nấu khoai kèm trong nồi cơm, bạn nên đổ thêm một ít nước nữa.

nau com 3
Bạn có thể ngâm gạo trong nước khoảng 30 phút trước khi nấu. (Ảnh: Internet)

Thêm một điều bí quyết cho bạn nữa này nhé, không cần phải đến khi gấp gáp mới dùng nước sôi để nấu cơm đâu. Bạn nên thường xuyên dùng nước sôi để nấu cơm thay cho nước lạnh. Lý do là bởi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài hạt gạo co lại, tạo thành lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt hay vỡ. Còn nếu nấu bằng nước lạnh, hạt gạo trương nở, chất dinh dưỡng trong gạo cũng sẽ theo đó tan trong nước.

Nếu bạn nấu bằng bếp gas, đầu tiên đun sôi nước, sau đó mới cho gạo vào. Trước khi sôi lại, bạn cho ít muối, bơ vào nồi. Đây chính là bí quyết để cơm ngon hơn và không bị dính hay cháy nồi. Tiếp theo, cho lửa thật thấp, đậy nắp lại. Khi cơm đã ráo nước, vừa chín là bạn có thể tắt bếp, xới cho tơi cơm. Vậy là đã xong rồi đấy.

Nếu nấu bằng nồi cơm điện, lại quá đơn giản hơn. Bạn chỉ cần cho nước, gạo, muối hoặc bơ vào nồi rồi bấm nút. Nhưng phải lưu ý một điều như thế này, khi nồi chuyển sang chế độ "warm", bạn có thể rút điện nhưng đừng mở nắp khoảng 10 phút để bề mặt cơm khô hẳn, chín đều, hạn chế cơm dính vào nồi. Sau 10 phút, bạn có thể xới cơm cho tơi rồi bới ra chén thôi.

Hãy thử ngay cách nấu cơm này nhé.

(Nguồn: Tổng hợp)

Tác giả bài viết: haily/theo Newben

  Từ khóa: thế nào

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP