Nhà đẹp

7 loại cây đừng dại trồng trong nhà kẻo nguy hiểm, vô tình ăn phải là rước họa vào thân

Dưới đây là 7 loại cây cảnh dù đẹp và mê đến mấy bạn cũng đừng lên trồng trong nhà bởi nếu không cẩn thận, vô tình ăn phải sẽ gặp nguy hiểm.

Cây ngô đồng

Cây ngô đồng tên khoa học là Firmiana simplex, thường được gọi dân gian là cây bo rừng, cây tơ xanh, cây tơ đồng,... Loài cây này được tìm thấy lần đầu vào năm 1763 bởi một nhà thực vật học. Cây Ngô Đồng được phát hiện chủ yếu ở những cánh rừng thuộc Trung Quốc hoặc các nước khu vực Đông Nam Á. Trong văn hóa Á Đông, đây là loài cây đóng vai trò khá quan trọng. Đây cũng là loại cây quen thuộc đối với người Việt Nam.

Hình ảnh cây ngô đồng.

Tuy “ngoại hình” không quá nổi bật nhưng chúng vẫn thường được chọn làm cây cảnh trồng trong nhà. Cây có vẻ đẹp mộc mạc, gốc phình to, lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng nhẵn. Cụm hoa to, cánh đỏ tươi, khiến bạn liên tươi tưởng đến những cụm san hô đẹp mắt.

Tuy nhiên toàn cây chứa chất độc curcin. Đặc biệt là quả, hạt chứa lượng chất độc curcin rất lớn. Nếu ăn vào sẽ gây nôn mửa dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cây tầm gửi

Cây tầm gửi là một dạng cây sống bám vào những cây chủ khác. Theo các nhà thực vật học, tầm gửi là thực vật có hoa hạt kín, là cây sống bán kí sinh trên cây khác, đặc biệt là những cây thân gỗ. Có nhiều tên gọi khác như: Mộc vệ Trung Quốc, tầm gửi cây gạo, chùm gửi,… thuộc họ tầm gửi, tên khoa học (danh pháp hai phần là Loranthaceae).

Hình ảnh cây tầm gửi.

Loài cây này là biểu tượng của tình yêu và sự vui vẻ, trừ khi bạn vô tình ăn phải quả của nó. Tình trạng ngộ độc cây tầm gửi có thể dẫn đến viêm dạ dày - ruột, kèm theo tiêu chảy, chuột rút, buồn nôn, nôn mửa và sốt. Nếu trồng loại cây này, bạn cần đảm bảo treo lên cao, ở xa tầm với của trẻ em.

Cây đỗ quyên

Cây hoa đỗ quyên còn gọi là cây sơn trà hoa, sơn thạch lựu hay mãn sơn hồng, ánh sơn hồng, báo xuân hoa, sơn thạch lựu… là một loài cây bụi và lớn (hiếm), có nguồn gốc từ vùng ôn đới, là quốc hoa của đất nước Nepal. Tại Việt Nam, chỉ có những vùng núi Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) là những nơi có cây hoa Đỗ Quyên mọc tự nhiên.

Cây có dạng thân gỗ khẳng khiu, cao khoảng 0,5 - 2m, dáng cây phong trần, vỏ sần sùi và sống được khá lâu năm. Lá cây đỗ quyên thường mọc so le, có màu xanh đậm, hình bầu dục, hơi thuôn về phía đầu, kích thước thường từ 1 - 2cm nhưng ngoại lệ có thể lên đến 50cm.

Hình ảnh cây hoa đổ quyên.

Thế nhưng, ít ai biết rằng tất cả các bộ phận của cây đều có chứa chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người trúng độc thường có triệu chứng buồn nôn, uể oải, chóng mặt, khó thở,… Một lượng nhỏ lá đỗ quyên (100g - 225g) cũng đủ gây ngộ độc nặng cho một đứa trẻ. Loại cây này thường có một số người trồng trang trí cây xanh văn phòng.

Nha đam

Cây nha đam hay còn có tên gọi khác là cây lô hội, tên khoa học của nó là Aloe vera, thuộc chi Lô hội. Nó vốn là loại cây có nguồn gốc từ châu Phi. Hơn 3000 năm về trước, loại cây này đã từng được Nữ hoàng Cleopatra sử dụng với mục đích làm đẹp.

Không giống như nhiều loại cây trồng tại nhà khác phải trồng từ hạt hay từ cây nguyên rễ, nha đam là một loại cây rất dễ sống và hoàn toàn có thể phát triển từ một chiếc lá.

Hình ảnh cây nha đam.

Nha đam được biết đến với rất nhiều công dụng nhưng ít người biết nha đam có thể gây ngộ độc cho vật nuôi. Nha đam chứa glycoside anthraquinone, chất có trong thuốc nhuận tràng. Khi đi vào cơ thể, nó có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê, trầm cảm, biếng ăn và run rẩy.

Cây trúc đào

Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, họ Apocynaceae, có trên 400 loài xuất hiện trên khắp thế giới. Trúc đào phát triển tốt trong các khu vực cận nhiệt đới ấm áp, tại đây nó được sử dụng rộng rãi như là một loại cây cảnh trong các cảnh quan như công viên và dọc theo ven đường. Nó chịu khô hạn khá tốt và chịu được các trận sương giá không thường xuyên tới -10 °C.

Hoa trúc đào có dáng đẹp sặc sỡ, nhiều màu sắc như trắng, hồng nhạt, hồng đậm hoặc hơi đỏ cam, đỏ tía, hoa đơn hoặc hoa kép. Trong đó, loại có hoa màu hồng là phổ biến nhất. Hoa có mùi thơm nhẹ. Vì vậy cây trúc đào là cây rất được ưa chuộng để chọn trồng làm cảnh, nhất là cây cảnh chơi Tết.

Hình ảnh cây trúc đào.

Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý trúc đào là một trong những loài thực vật chứa nhiều hợp chất có độc, có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính có trong trúc đào rất cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây tử vong. Do đó bạn chắc chắn không nên trồng loài cây này trong nhà.

Cây vạn thiên thanh

Nhiều người chọn vạn thiên thanh làm cây trồng trong nhà vì tán lá lớn và màu sắc hấp dẫn. Lá có màu xanh lá cây với màu vàng nhạt hoặc màu kem được sắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau. Thế nhưng trong phong thủy những cây có tán lá quá lớn đặt trong nhà được xem là một điều không tốt cho gia đình, sẽ làm suy yếu năng lượng dương.

Hình ảnh cây vạn thiên thanh.

Không những vậy, nhựa của cây nếu ăn phải có thể khiến cho lưỡi bị bỏng và sưng lên, đủ để chặn không khí đến cổ họng. Nó có thể gây tử vong cho cả người và vật nuôi nếu ăn phải với số lượng lớn.

Cây huệ lily

Cây Huệ có nhiều loài và cho nhiều màu hoa khác nhau như màu đỏ nhung (màu huyết), màu hồng phấn, màu trắng, màu cam, màu vàng… nhưng hoa của cây Huệ đỏ gây nhiều ấn tượng cho người dân trong mỗi dịp xuân về. Hoa Huệ đỏ hay còn gọi là Huệ lily (Tên khoa học là Hippeastrum puniceum). Đây là loài hoa được trồng phổ biến và chủ yếu để chơi Tết khi xuân về. Huệ lilycó hoa màu đỏ sặc sỡ mọc ra từ thân hành.

Hình ảnh cây Huệ lily.

Phải nói, cái tên hoa huệ lily nghe có vẻ rất thanh lịch và trang nhã, nhưng ai biết được rằng loại hoa xinh đẹp này lại chứa tinh thể calcium oxalate và có thể tạo ra các triệu chứng khó chịu nếu trẻ vô tình ăn vào hoặc nếu chất lỏng từ hoa tiếp xúc với da.

Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP