Cuộc sống

5 đại kỵ cần tránh trong ngày cúng ông Công ông Táo

Làm lễ cúng cần phải chú ý điều gì? Dưới đây là 5 đại kỵ cần tránh trong ngày cúng ông Công ông Táo.

Cúng ông Công ông Táo là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam trước dịp Tết Nguyên Đán. Hàng năm, cứ tới ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất để tiễn ông Công ông Táo về trời.

Vậy làm lễ cúng cần phải chú ý điều gì? Dưới đây là 5 đại kỵ cần tránh trong ngày cúng ông Công ông Táo:

Khi cúng ông Công ông Táo cần phải tránh 5 đại kỵ.

Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp

Theo quan niệm dân gian, trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là khoảng thời gian tốt nhất để cúng ông Công ông Táo, bởi lẽ sau giờ trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời. Ngoài ra, gia chủ hoàn toàn có thể làm lễ trước 1-2 ngày, nhưng cũng không nên quá sớm hoặc quá muộn.

Mâm cơm cúng sai món

Cúng ông Công ông Táo có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn, tùy vào từng gia đình. Tuy nhiên, gia chủ nên tránh những món ăn kiêng kỵ như thịt vịt, ngỗng, chim, trâu, dê, chó… hoặc dùng các hoa quả giả để bày trong mâm cúng.

Mâm cơm cúng cần tránh những món ăn kiêng kỵ như thịt vịt, ngỗng, chim, trâu, dê, chó

Không cầu xin tài lộc, sung túc

Nhiều người theo thói quen thường cầu xin được làm ăn phát đạt, tiền vào như nước khi thờ cúng. Nhưng ông Công ông Táo lên thiên đình là để trình báo những việc lớn nhỏ của hạ giới với Ngọc Hoàng, nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng là được.

Không thả cá chép từ trên cao xuống

Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời và được xem như là biểu tượng của thần linh. Vì vậy, các gia đình khi thả cá chép sau lễ cúng cần tránh thả từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống, bởi những hành động này được xem là mạo phạm, mất ý nghĩa tâm linh. Ngoài ra, việc này còn gây ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái.

Không nên thả cá chép từ trên cao xuống.

Không được xê dịch bát hương, bàn thờ khi rút chân nhang

Theo tập tục, sau khi cúng ông Công ông Táo, các gia đình sẽ rút tỉa chân nhang, bao sái đồ thờ, tổng vệ sinh phòng thờ hay nơi thờ cúng và nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Khi làm nghi thức rút tỉa chân nhang, gia chủ cần phải lưu ý không được làm xê dịch bát hương, bàn thờ.

Nếu gia đình nào cúng ông Công ông Táo sớm (ngày 19, 20, 21, 22 tháng Chạp) thì nên rút tỉa chân nhang, bao sái, dọn dẹp tổng vệ sinh ngay sau khi cúng. Nếu cúng đúng ngày 23 tháng Chạp thì cúng xong để an yên, sang sáng ngày 24 hay 25 mới được rút tỉa chân nhang, nếu không sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

Tác giả: Phương An (Tổng hợp)

Nguồn tin: saostar.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP