Du lịch

5 đặc sản Bình Định nhất định phải mua về làm quà, không thì phí cả chuyến đi!

Nếu có dịp ghé thăm đất võ Bình Định, đừng quên mua ngay 5 đặc sản cực ngon này về làm quà cho người thân nhé!

Mực ngào

Nếu bạn bị hấp dẫn bởi hương vị của mực thì chớ quên món mực ngào Bình Định nhé. Đặc sản Bình Định này được nhiều du khách mê mệt và chọn mua làm quà ý nghĩa. Món ăn có vị cay thơm đặc trưng của ớt và tỏi.

Để làm món mực ngào, người dân Bình Định cũng khá cầu kì khi chế biến. Mực được chọn là những con mực to vừa, tươi ngon, dày mình. Phần nước sốt ướp cay và nhiều tỏi được giã nhỏ, chắt lấy ít nước cốt để khi nhào mực thấm đều sốt.

Mực được ướp cùng tiêu, tỏi, ớt, mắm và một số loại gia vị khác để tạo độ thơm ngon đặc trưng của mực. Món ăn này có vị cay, thơm thơm của các loại gia vị sẽ làm bạn thích thú và muốn ăn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Giá của một cân mực ngào dao động từ 200.000 – 400.000 đồng.

Mắm nhum Mỹ An

Đây là một loại đặc sản Bình Định có một không hai của Bình Đinh. Mắm Nhum được làm từ một loại quả chỉ có vùng núi Mỹ An Bình Định. Nhum có nhiều loại và có thể chế biến nhum để ăn kèm cùng ác món nướng, chiên nhưng loại nhum dùng để làm mắm thường có màu đen. Mắm nhum dễ chế biến tuy nhiên 100kg nhum chỉ chế biến được 2kg nhum. Cũng chính vì thế mà dù cho có tiền cũng khó có thể mua được món đặc sản hiếm có này. Mắm nhum rất thơm, ngát ngát đậm chất mùi quả rừng. Mắm Nhum dùng để chấm kèm với các loại thịt luộc, rau sống thì ngon tuyệt cú mèo.

Tré

Tré Bình Định – cái tên nghe lạ lạ nhưng thực chất món ăn này gần giống như nem bì. Món ngon Bình Định ăn này có mặt ở hầu hết các tỉnh thành ở Trung Trung Bộ nhưng nổi tiếng nhất vẫn là tré Bình Định.

Nguyên liệu chế biến tré bao gồm: phần thịt tai, mũi, bì heo và cả thịt ba chỉ. Các loại thịt sau khi đã được ướp với thính, đậu phộng và gia vị sẽ được gói lại trong lá ổi và một mảnh ni lông mỏng để ủ thịt. Bên ngoài tré là một lớp rơm dày phủ kín hai đầu để giúp phần thịt bên trong kín khí hoàn toàn.

Sau thời gian ủ thịt khoảng 2 đến 3 ngày. Bạn có thể thưởng thức, bảo quản trong khoảng một tuần đến 10 ngày và rất dễ vận chuyển đi xa, phù hợp làm quà cho khách du lịch.

Bánh tráng nước dừa

Khi đến du lịch Bình Định không thể không nhắc tới món bánh tráng nước dừa. Công đoạn chế biến bánh không quá cầu kì nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, có kinh nghiệm của người tráng bánh. Nguyên liệu của bánh chủ yếu là Củ Mì ( củ sắn) được sắt nhỏ, xay lấy nước. Cơm dừa được nạo thành sợi nhỏ, nước dừa và vừng đen. Tất cả đều được đổ chung vào một nồi lớn, trộn đều cho các gia vị hòa quyện cùng với nhau và được đun nóng.

Bên cạnh đó có một chảo đang được đun nóng. Khi chảo nóng lên người tráng bánh sẽ dùng một cái gáo làm bằng sọ dừa có cán dài múc từng gáo nước bánh lên chảo và tráng đều. Tráng bánh phải đều tay để cơm dừa và vừng đen được dàn đều mặt bánh. Bánh phải tròn mỏng và không bị chỗ dày, chỗ mỏng thì mới là bánh đạt chuẩn. cứ tráng được mười chiếc bánh thì đem ra phơi. khi ăn bạn cần nướng lên để bánh có độ phồng và dậy hết mùi thơm của vừng, của nước cốt dừa và cơm dừa. Có thể ăn bánh thay cơm ăn chỉ thấy no mà không thấy chán.

Chả ram tôm đất

Món này thì không chỉ riên khách Sài Gòn mà cả khách Hà Nội cũng rất thích vì nó ngon mà lại có thể trở thành món trong bữa cơm gia đình. Chả ram được cuốn nhỏ bởi bánh tráng mặn, bên trong có lớp tôm đất nhỏ.

Chả ram tôm đất ăn nóng, cuốn chung với rau sống, bún, đem chấm nước mắm chua ngọt là hoàn hảo. Món ăn tuy đơn giản, nhỏ nhắn nhưng những năm gần đây, từ quán cóc vỉa hè cho đến những nhà hang sang trọng. Trong mâm cỗ ngày xuân, món chả ram tôm đất luôn là món được nhiều sự trông đợi từ đám trẻ con khoái ăn chả giòn. Món chả ram tôm đất Bình Định vì thế mà được lòng từng thực khách bằng sự độc đáo của riêng mình.

Các bạn mua về làm quà thì nhớ tặng liền để người thân cất vào tủ đông bảo quản. Khi nào ăn rã đông và sau đó đem chiên giòn lên nhé.

Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP