Pháp luật

3 vụ việc liên quan đến 'cuộc chiến pháp lý' của bà Phương Hằng hiện ra sao?

Hiện có ít nhất 3 vụ việc liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng - CEO Tập đoàn Đại Nam đang được các cơ quan chức năng thụ lý.

Thời gian vừa qua những câu chuyện liên quan đến bà Phương Hằng tố cáo một nhóm nghệ sĩ không minh bạch khoản tiền kêu gọi từ thiện nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận.

Đáng nói sau khi bà Phương Hằng chuyển từ 'giấc mơ sao kê' sang một cuộc chiến pháp lý thực sự, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ cũng như công an địa phương tiến hành rà soát, xác minh và làm rõ.

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an từng trả lời báo chí về vấn đề minh bạch tiền từ thiện - Ảnh: VGP

Tính đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 3 vụ việc liên quan đến bà Phương Hằng cùng một nhóm các nghệ sĩ đang được cơ quan chức năng thụ lý.

Thứ nhất, vụ bà Phương Hằng tố cáo ông Võ Hoàng Yên lừa đảo và chiếm đoạt tài sản

Đối với vụ việc này, bà Phương Hằng không dừng lại ở những buổi livestream của mình mà đã làm đơn gửi dến CA TP HCM đề nghị điều tra hành vi vi phạm của ông Võ Hoàng Yên.

Theo bà chủ Tập đoàn Đại Nam, ngoài việc lừa tiền bạc dưới danh nghĩa làm từ thiện, việc ông Yên tự xưng là 'thần y' có thể chữa bách bệnh là lừa đảo vì trên thực tế chưa một ai được ông Yên chữa khỏi bệnh.

Bà Phương Hằng tố 'thần y' Võ Hoàng Yên lừa đảo. Ảnh: Internet

Sau tố cáo của bà Phương Hằng, CA tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành vào cuộc xác minh việc 'thần y' Võ Hoàng Yên chữa bệnh cho 776 người nghèo tại huyện Bình Sơn vào 7/2020.

Tiến hành kiểm tra, công an xác định không có trường hợp nào được chữa khỏi bệnh và việc khám chữa bệnh của ông Yên là phản khoa học.

Vụ việc này sau khi thu lý và thu thâp chứng cứ, giám định các tài liệu, CA TP HCM đã thông báo cho bà Phương Hằng biết cơ quan điều tra đã phục hồi điều tra.

Vụ việc thứ 2 liên quan đến việc các nghệ sĩ và câu chuyện sao kê minh bạch tiền từ thiện

Cục CSHS (C02) Bộ công an mới đây đã ra thông báo đề nghị các công an địa phương tiến hành kiểm tra xác minh. Theo đó, C02 đã gửi văn bản yêu cầu CA TPHCM tiến hành rà soát đơn tố cáo có liên quan đến các cá nhân kêu gọi từ thiện.

Trong công văn nêu rõ tên các cá nhân Võ Hoài Linh, Thủy Tiên, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng.

Trước đó, sau khi tố cáo ông Võ Hoàng Yên, bà Phương Hằng đã tố cáo Hoài Linh 'ngâm' tiền kêu gọi từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung.

Bà Phương Hằng réo tên một loạt các nghệ sĩ trong giấc mơ sao kê của mình. Ảnh: Internet

Nam danh hài Hoài Linh sau đó đã phải lên tiếng xác nhận kêu gọi được 14 tỷ đồng nhưng do dịch bệnh nên chưa đi trao được.

Sau Hoài Linh là hàng loạt tên các nghệ sĩ khác được nhắc đến trong 'giấc mơ sao kê' của bà Phương Hằng như: Thủy Tiên, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng...

Vụ này mặc dù bà chủ Tập đoàn Đại Nam không làm đơn tố cáo nhưng Bộ Công an đã nắm bắt các thông tin liên quan và chủ động rà soát, thu thập bằng chứng.

Vụ việc thứ 3: Bà Phương Hằng bị tố cáo ngược

Sau nhiều lần 'khẩu chiến' trên MXH, các NS đã làm đơn tố cáo ngược bà Phương Hằng trong đó có Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên gửi đơn đến CA TP HCM tố cáo bà Phương Hằng vu khống, nhục mạ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình.

Vụ việc này bà Phương Hằng bị chính các nghệ sĩ tố cáo. Trong đó CA TP HCM đã chuyển đơn tố cáo của ông Huỳnh Minh Hưng (Đàm Vĩnh Hưng) đến công an tỉnh Bình Dương để giải quyết theo thẩm quyền.

Bà Phương Hằng bị tố cáo ngược. Ảnh: Internet

Liên quan đến việc Bộ Công an chủ động rà soát các thông tin cũng như đơn thư liên quan đến tố cáo các cá nhân trục lời từ thiện từ phản ánh của bà Phương Hằng, một lãnh đạo viện KSND cấp quận tại TP HCM chia sẻ trên tuổi trẻ đã đưa ra chia sẻ.

Theo đó, vị lãnh đạo này cho rằng chỉ cần một vấn đề mà dư luận XH quan tâm thì các cơ quan tố tụng sẽ chủ động rà soát. Đây là quy định tại Thông tư 28/2020 của Bộ Công an, về việc tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh qua phương tiện thông tin đại chúng, qua thư điện tử, báo nói, báo hình.

Đối với những thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thì các cán bộ được phân công phải tiếp nhận bằng cách sao, chụp, ghi chép hoặc in bài viết ra giấy để báo cáo lãnh đạo, chỉ huy xử lý.

Bà Phương Hằng trong một buổi livestream của mình. Ảnh: Internet

Đối với các tin báo về tội phạm đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan đơn vị đó ghi nhận và giải quyết.

Trong vòng nửa năm qua, bà Phương Hằng liên tục lên sóng livestream tố các các cá nhân có dấu hiệu trục lợi qua hoạt động từ thiện và nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Do đó, dù đó đơn tố cáo hay không thì cơ quan điều tra cũng chủ động nắm bắt thông tin và tiến hành rà soát.

Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, có 3 vụ việc liên quan đến bà Phương Hằng được cơ quan chức năng thụ lý.

Tác giả: Mai Anh

Nguồn tin: Đời sống & Pháp luật

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP