Bạn cần biết

2 chỗ trong phòng tắm ẩn chứa độc tố gây ung thư, nhiều người lại "quên" không làm sạch!

Chất gây ung thư luôn tiềm ẩn ở những nơi bạn cho là an toàn nhất, cho dù có vệ sinh hàng ngày nhưng chúng vẫn chưa thể sạch hoàn toàn.

Đầu vòi hoa sen

Hầu hết mọi người chưa bao giờ làm sạch đầu vòi hoa sen ở nhà, nhưng nơi đây lại là một trong những khu vực sinh sản yêu thích của nấm mốc. Nếu đầu vòi hoa sen không được làm sạch trong một năm, 7,2 tỷ vi khuẩn có thể phát triển trên đó! Khi chúng ta tắm vòi hoa sen, những giọt nước do vòi hoa sen phun ra có thể dễ dàng dính vào cơ thể và gây nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên làm sạch sâu vòi hoa sen tại nhà từ 1-3 tháng một lần với giấm trắng để loại bỏ hết cặn bẩn tích tụ bên trong.

Hãy làm sạch đầu vòi hoa sen theo những cách đơn giản sau:

Làm sạch sen vòi bằng giấm trắng

Bạn chỉ cẩn lấy một lượng giấm trắng vào túi nhựa và buộc kín vào đầu vòi tắm, giữ nguyên túi nước giấm đó trong vài giờ.

Trong giấm có axit nên sẽ tự động tác động tới các chất khoáng, chất nhờn bám đầu vòi sen làm tan chúng ra. Sau đó thì bạn có thể sử dụng bàn chải trà nhẹ và rửa sạch bằng nước.

Làm sạch sen vòi bằng baking soda kết hợp giấm

Khi bạn trộn hỗn hợp trên với nhau thì soda phản ứng với giấm làm cho sủi bọt bong bóng, tạo axit cabonic, cũng là một chất làm sạch tự nhiên rất mạnh.

Tương tự như dùng giấm trắng, bạn vẫn giữ nguyên túi hỗn hợp và ngâm vòi sen tắm vài giờ thì bạn có thể tháo túi, rửa sạch bằng nước.

Để các vật dụng được sạch sẽ, gia đình bạn nên thường xuyên vệ sinh, tháo rời toàn bộ từ đầu sen tới đường ống và sử dụng bàn chải tiến hành làm sạch bụi bẩn bằng giấm hay kết hợp soda để bạn có thể cảm nhận được sự sảng khoái, thư giãn khi tắm bằng sen vòi.

Khăn tắm

Đã bao lâu rồi bạn chưa thay khăn tắm? Nếu để khăn trong môi trường ẩm ướt, không thoáng khí (chẳng hạn như phòng tắm), vi khuẩn cũng sẽ sinh sôi nảy nở trên khăn. Một cuộc khảo sát cho thấy một khi khăn đã được sử dụng trong sáu tháng, số lượng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Candida albicans và Escherichia coli trên đó sẽ tăng gấp đôi 10.000 lần. Vì vậy, bạn nên khử trùng khăn 2-4 tuần một lần như hấp khăn với nước sôi trong 5 phút… và không nên sử dụng khăn quá 6 tháng.

Dưới đây là cách làm sạch khăn tắm bạn có thể tham khảo

Cách giặt khăn tắm đúng cách

Khăn tắm thường được làm từ chất liệu dễ thấm hút nước nên vi khuẩn cũng dễ xâm nhập hơn. Vì vậy, bạn cần giặt chúng trong nhiệt độ 60 độ C để có thể tiêu diệt hết vi sinh vật gây bệnh.

Bạn pha loãng một ít bột giặt với nước để giặt khăn. Lưu ý không nên cho quá nhiều bột giặt vì có thể khiến khăn bị cứng. Một mẹo rất hay là bạn có thể sử dụng giấm trắng để giặt sạch hơn và loại bỏ mùi hôi khó chịu trên khăn.

Sau đó, xả sạch khăn với nước, hãy chắc chắn rằng đã loại bỏ được hết cặn bột giặt trên khăn. Dùng tay vắt nhẹ cho ráo nước rồi phơi khô tự nhiên.

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản khăn tắm

Sau khi dùng khăn tắm để lau khô bạn không nên vứt khăn tắm thành đống hay để trong phòng tắm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Bạn nên phơi khăn ở nơi thông thoáng, dưới ánh nắng mặt trời càng tốt để có thể giết chết bớt vi khuẩn.

Một lưu ý nữa là bạn không nên sử dụng nước xả vải. Vì nước xả vải có thể làm giảm khả năng thấm hút và lau khô của khăn tắm.

Bạn tuyệt đối không dùng chung khăn tắm với người khác để tránh trường hợp lây nhiễm các bệnh ngoài da.

Tác giả: Phương Nghi (t/h)

Nguồn tin: giadinh.suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP